Điều kiện để xuất khẩu lao động

điều kiện để xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động luôn là một giải pháp có hiệu quả để giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta. Mỗi thị trường lao động sẽ có những yêu cầu riêng. Vậy điều kiện để xuất khẩu lao động là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Những quy định liên quan đến điều kiện để xuất khẩu lao động

Điều kiện để xuất khẩu lao động

Theo Điều 6, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 thì các hình thức đi làm việc ở nước ngoài thông qua các tổ chức, cá nhân gồm:

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

Đối với hình thức bạn đưa người lao động ra nước ngoài với tư cách cá nhân thông qua hình thức đầu tư ra nước ngoài bạn phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 33 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 bao gồm:

– Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

– Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài;

– Ký kết và thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động;

– Bảo đảm các quyền lợi của người lao động, báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đối với hình thức bạn đưa người lao động ra nước ngoài với tư cách doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

– Về Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao dộng đi làm việc ở nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hiện hành. Có chủ sở hữu hoặc tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.

–  Điều kiện về vốn: Doanh nghiệp có vốn pháp định không được thấp hơn 5 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ một tỷ đồng tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp phải có đề án hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung của đề án hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, được thực hiện theo mẫu.

– Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện nhất định về bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ

– Nhân viên nghiệp vụ và người lãnh đạo điều hành hoạt động phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu

– Về thủ tục bạn cần triển khai để thực hiện

(1) thành lập doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh phù hợp để triển khai hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

(2) đáp ứng các điều kiện để xin cấp phép và xin giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

(3) thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ.

Đối với hình thức bạn đưa người lao động ra nước ngoài với tư cách doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 34 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 2006 và Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

– Có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo quy định;

– Có Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo quy định người lao động được doanh nghiệp đưa đi thực tập nâng cao tay nghề phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

– Ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Có tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ.

Về thủ tục bạn cần triển khai để thực hiện:

(1) thành lập doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh phù hợp

(2) đáp ứng các điều kiện của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

(3) thực hiện thủ tục ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập

(4) thực hiện thủ tục đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập.

Điều kiện được kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động

Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng;

Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Mức ký quỹ mà Chính phủ quy định là 1 (một) tỷ đồng.

điều kiện để xuất khẩu lao động
điều kiện để xuất khẩu lao động

Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Tổ chức muốn thành lập công ty xuất khẩu lao động thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập;

Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;

Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Rong Ba thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Rong Ba hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4; Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa được phép hoạt động xuất khẩu lao động ngay mà phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau:

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;

Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;

Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) – Mở xem hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; – Mở xem

Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;

Văn bản ủy quyền cho Công ty Luật Rong Ba thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về điều kiện để xuất khẩu lao động. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về điều kiện để xuất khẩu lao động và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin