Xuất nhập khẩu hàng hóa là thủ tục được thực hiện thông qua cơ quan Hải quan các nước. Bất cứ loại hàng hóa nào muốn gia nhập thị trường của quốc gia nào đều phải thực hiện thủ tục thông quan.
Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa cũng khá phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian và thủ tục. Vậy quy trình xuất nhập khẩu như thế nào? Luật Rong Ba cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam
Bước 1. Chuẩn bị nhập khẩu
Xác định diện nhập khẩu của hàng hóa
Trước khi nhập khẩu hàng hoá, người nhập khẩu phải xác định được hàng hoá của mình thuộc loại nào để tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục cho việc nhập khẩu hàng hoá đó bởi lẽ không phải mọi loại hàng hóa đều có thể được nhập khẩu vào Việt Nam, và không phải tất cả hàng hóa đều áp dụng một cơ chế nhập khẩu như nhau. Vì vậy, nhà nhập khẩu cần xem xét kỹ lưỡng hàng hóa có thuộc một trong các diện dưới đây hay không:
(i) Hàng hóa bị cấm nhập khẩu: Một số hàng hóa không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, ví dụ như vũ khí, ma túy, hóa chất nguy hại, một số hàng hóa đã qua sử dụng… Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam được chi tiết trong Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
(ii) Hàng hóa phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành: Trước khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thương nhân cần xác định xem hàng hóa của mình có phải là hàng hóa thuộc diện phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành hay không.
Các hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành sẽ phải đăng ký trước với các cơ quan chức năng liên quan để được kiểm tra khi cập cảng và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi được phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.
(iii) Hàng hóa phải có Giấy phép nhập khẩu, theo điều kiện:
Đối với một số loại sản phẩm, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu từ hoặc đáp ứng các điều kiện do Bộ, Ngành chức năng quy định.
Đối với giấy phép nhập khẩu, tùy loại hàng hóa có thể thuộc diện được cấp giấy phép nhập khẩu tự động hoặc không tự động.
Đối với các sản phẩm nhập khẩu theo điều kiện thì sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với sản phẩm đó nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Danh mục các sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của các Bộ được chi tiết trong Phụ lục III – Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Đăng ký/Xin cấp phép:
Cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu hàng hoá mà phải là một pháp nhân có đăng ký thành lập doanh nghiệp mới có thể thực hiện việc nhập khẩu. Đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Đăng ký sử dụng chữ ký số tại trang web của Tổng cục Hải quan:
Lưu ý: Chữ ký số phải được đăng ký trước tại một nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Sau khi có Chữ ký số thì doanh nghiệp đăng ký sử dụng Chữ ký số đó cho việc khai hải quan điện tử tại trang web của Tổng cục Hải quan.
Đăng ký sử dụng Hệ thống Thông quan Tự động (VNACCS): Việc khai hải quan được thực hiện qua Hệ thống VNACCS. Để có thể sử dụng hệ thống này, người khai hải quan phải đăng ký sử dụng tại trang web của Tổng cục Hải quan.
Sau khi có tài khoản, người khai hải quan tải và cài đặt phần mềm đầu cuối để thực hiện khai hải quan điện tử. Hiện tại, có hai loại phần mềm đầu cuối cho doanh nghiệp lựa chọn: phần mềm miễn phí do Tổng cục Hải quan cung cấp, và phần mềm của các công ty IT được Tổng cục Hải quan chấp nhận cung cấp.
Đăng ký kiểm tra chuyên ngành đối với các hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại các cơ quan chức năng thuộc Bộ liên quan.
Xin cấp giấy phép nhập khẩu tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép đối với trường hợp sản phẩm thuộc diện nhập khẩu theo giấy phép.
Bước 2. Xác định phân loại hàng hóa
Xác định phân loại (HS) cho hàng hóa là một bước rất quan trọng để xác định thuế quan áp dụng đối với hàng hóa đó.
Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các nước sẽ áp đặt thống nhất đến 6 số đầu của một mã HS. Tuy nhiên, việc áp đặt các số sau đó trong dãy số mã HS thuộc quyền quyết định riêng của mỗi nước, vì thế các số này có thể khác biệt giữa các nước.
Tra cứu Mã HS hàng hóa tại đây.
Bước 3. Xác định các loại thuế phí phải nộp
Thuế nhập khẩu: Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó.
Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cụ thể:
(i) Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam.
(ii) Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU, mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA.
Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022.
Thuế giá trị gia tăng: Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%.
Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô… Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng.
Thuế bảo vệ môi trường: Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….
Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ: Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Bước 4. Khai và truyền tờ khai hải quan, nộp thuế, và thông quan
Khai hải quan
Việc khai hải quan có thể chuẩn bị trước bằng cách điền sẵn các thông tin trên phần mềm khai hải quan điện tử.
Tờ khai hải quan có thể nộp trước ngày hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu lên Hệ thống VNACCS. Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi. Hệ thống sẽ tự động phân luồng:
Luồng xanh: Nếu Hệ thống VNACCS phản hồi luồng Xanh, nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.
Luồng vàng: Nếu hệ thống gửi phản hồi luồng Vàng, người nhập khẩu phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau để Hải quan kiểm tra:
Vận đơn;
Phiếu đóng gói hàng;
Tờ khai trị giá; Hóa đơn;
Giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu);
Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành);
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa EVFTA (đối với trường hợp hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA).
Luồng đỏ: Nếu hệ thống phản hồi luồng Đỏ, người nhập khẩu sẽ phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp này.
Nộp thuế
Nhà nhập khẩu phải nộp đầy đủ các loại thuế phí liên quan để được thông quan và giải phóng hàng hóa.
Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Dịch vụ xuất nhậu khẩu:
Dịch vụ xuất nhập khẩu là dịch vụ xúc tiến thương mại, thương thảo, ký kết hợp đồng quốc tế, các điều khoản vận chuyển quốc tế kèm theo… mà LUẬT RONG BAhỗ trợ Quý Khách hoặc Khách hàng ủy thác cho LUẬT RONG BA đứng ra làm trọn gói dịch vụ xuất nhập khẩu này.
Quy trình dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói:
Với thế mạnh hoạt động về lĩnh vực dịch vụ xuất nhập khẩu, cùng một đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, LUẬT RONG BA sẽ hỗ trợ đến Quý khách một quy trình xuất nhập khẩu trọn gói, đầy đủ bao gồm các bước sau:
Tư vấn hay đại diện Khách hàng làm thương thảo, tìm kiếm nguồn hàng và ký kết hợp đồng ngoại thương với các điều kiện thỏa thuận và giá cả tốt nhất.
Dịch vụ xin các loại giấy phép Xuất Nhập Khẩu với các mặt hàng được yêu cầu.
Thanh toán quốc tế (mở L/C, TTR…)
Tổ chức theo dõi sát các lô hàng đến hoặc đi mọi lúc.
Đặt Container, Booking tàu, làm (bill) cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Dịch vụ thẩm định giá khai báo hải quan, tính chính xác các loại thuế phải nộp.
Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục hải quan theo đúng quy định.
Chuẩn bị sẵn các thủ tục đăng kiểm, kiểm tra chất lượng, giám định,…
Thông quan, vận chuyển hàng hóa về kho theo yêu cầu Khách Hàng.
Việc lập Báo Giá, lập dự toán cụ thể các loại phí (chính thức và phụ phí nếu có) sẽ giúp Quý khách hàng có được chi phí chính xác thông qua dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác của chúng tôi để có thể quyết định giá mua hoặc giá bán hàng hóa tốt nhất của mình.
Các Loại hình thức dịch vụ xuất nhập khẩu phổ biến:
Sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu của LUẬT RONG BA sẽ tiết kiệm chi phí hơn việc Quý khách tự đi làm và giúp Quý Công Ty, Doanh Nghiệp có được giá bán hàng hóa cạnh tranh trên thị trường. LUẬT RONG BA cung cấp các loại hình dịch vụ xuất nhập khẩu sau :
Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu kinh doanh thương mại.
Dịch vụ Tạm nhập – Tái xuất, Tạm xuất – Tái nhập.
Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu đầu tư có thuế hoặc miễn thuế.
Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu đối với hàng gia công.
Dịch vụ Nhập Khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng Xuất khẩu.
Dịch vụ Xuất nhập khẩu phi mậu dịch ( hàng cho, tặng, viện trợ, đặc biệt…).
LUẬT RONG BA cam kết sẽ mang đến những giải pháp cạnh tranh và tiện lợi nhất cho Quý khách hàng đang cần một Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác uy tín !
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói.
Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.