
Công bố hợp quy là thủ tục bắt buộc trước khi đưa các sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Vậy danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy mới nhất theo quy định hiện hành là gì? Xem ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để các doanh nghiệp có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản và hạn chế những khó khăn vướng mắc về thủ tục khi thực hiện.
Công bố hợp chuẩn, hợp quy là gì?
Theo khoản 8, khoản 9 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành quy định:
- Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
- Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Vậy có thể thấy khi thực hiện thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy sau khi hồ sơ hợp lệ được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì sản phẩm, hàng hóa sẽ được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Nguyên tắc công bố hợp quy
Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
Việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật dựa trên một trong hai trường hợp sau:
- Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;
- Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Tại sao phải thực hiện công bố hợp quy
Công bố hợp quy chính là công việc các tổ chức, cá nhân tự thực hiện hoạt động công bố sản phẩm, hàng hóa, quy trình,… sao cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng, các tiêu chuẩn này đã được quy định cụ thể. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm:
- Đảm bảo sản phẩm hàng hóa đạt chuẩn yêu cầu về chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng.
- Bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
- Người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng các sản phẩm trên thị trường.
Căn cứ pháp lý quy định các sản phẩm phải công bố hợp quy
Hiện nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào quy định danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy mà chỉ có danh mục các sản phẩm phải thực hiện công bố chất lượng sản phẩm. Do đó để tìm hiểu sản phẩm của bạn có phải thực hiện công bố hợp quy hay không thì phải dựa vào tính chất sản phẩm có thuộc hàng hóa bắt buộc công bố.
Căn cứ pháp lý:
- 1. Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- 2. Thông tư số 31/2017/TT-BYT của Bộ Y tế việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
- 3. Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- 4. Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.
- 5. Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ thông tin và truyền thông.
- 6. Thông tư số 13/VBHN-BCT của Bộ Công thương quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương.
- 7. Thông tư số 14/TT-BCA của Bộ Công an quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an;
- 8. Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN – Bộ Khoa học & Công nghệ quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đối tượng phải thực hiện công bố hợp quy
Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm hàng hóa, quá trình, môi trường được quy định theo:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành;
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kĩ thuật thường có liên quan đến các vấn đề an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật theo đó các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp sản phẩm hàng hóa.
Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy mới nhất
Căn cứ pháp lý |
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy |
Thông tư số 31/2017/TT-BYT |
Bộ Y tế |
|
Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
|
Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT |
Bộ Giao thông Vận tải |
|
Thông tư số 13/VBHN-BCT |
Bộ Công thương |
|
Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
|
Thông tư số 14/TT-BCA |
Bộ Công an |
|
Hồ sơ công bố hợp quy
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy thì hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
- Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….).
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung:
- Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
- (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
- Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
- Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;
- Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
- Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
- Thông tin bổ sung khác.
- Các tài liệu có liên quan khác.
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến quy định về danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng những tiêu chuẩn của loại chứng nhận này, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.