Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam trong việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài cũng như cho người nước ngoài đăng ký nhãn hiệu vào Việt Nam. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến đăng ký nhãn hiệu quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích và quyền hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế so với đăng ký nhãn hiệu trong nước phức tạp hơn khá nhiều. Chính vì vậy mà có không ít cá nhân, tổ chức đã bỏ cuộc giữa chừng do mất quá nhiều thời gian công sức. Chính vì vậy mà bài học rút ra cho các cá nhân, tổ chức chính là tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thông tin liên quan, đặc biệt là thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào? Để từ đó mọi người có những chuẩn bị phù hợp.

Bài viết dưới đây của Luật Rong Ba sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

 

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới để mở rộng phạm vi kinh doanh và tránh mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu của bên thứ 3 tại quốc gia đó.

Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Việt Nam và có sản xuất hàng hóa để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản. Do đó, Công ty A cần đăng ký nhãn hiệu này tại Nhật Bản trước khi xuất khẩu hàng sang để tránh việc bị 1 bên khác đăng ký chiếm chỗ trước.

Lưu ý: Quyền của nhãn hiệu sẽ được bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ, đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu quốc tế?

Như chúng ta đã biết xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và đặc biệt là để phục vụ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Việc Chính phủ Việt Nam liên tục ký kết các Hiệp định song phương và đa phương đặc biệt là kế hoạch xúc tiến lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang tiếp tục mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam các cơ hội làm ăn với thương nhân nước ngoài nhưng đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp trước những thách thức, khó khăn không nhỏ.

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có những lợi ích sau:

+ Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được độc quyền sử dụng tại quốc gia mình đăng ký, tránh mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký bởi bất kỳ tổ chức/cá nhân nào tại nước sở tại.

+ Tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh;

+ Có thể chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở có thu phí sử dụng;

+ Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký như việc làm giả, làm nhái sản phẩm mang nhãn hiệu;

+ Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Theo quy định pháp luật Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ theo nguyên tắc lãnh thổ, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.

Đăng ký nhãn hiệu là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của mình trên thế giới. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được việc bị xâm phạm hàng hóa, sử dụng hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của chính doanh nghiệp. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là một trong những căn cứ pháp lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là cơ sở để các doanh nghiệp có thể độc quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu của mình trên phạm vi quốc gia và quốc tế, nhằm tăng cường quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế.

Hình thức đăng ký hiện nay?

Việc đăng ký 1 nhãn hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài là tương đối phức tạp. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể để có thể tư vấn cho chủ sở hữu nên lựa chọn hình thức đăng ký nào trong các hình thức sau đây.

– Thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ của nước ngoài để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại các nước đó.

– Đăng ký theo Nghị định thư Madrid

– Đăng ký theo Thoả ước Madrid

Hồ sơ đăng ký bao gồm những hồ sơ gì?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng sẽ lựa chọn hình thức đăng ký quốc tế nào trong 3 hình thức chúng tôi đã tư vấn ở trên. Tuy nhiên, về cơ bản hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

– Giấy uỷ quyền theo mẫu của từng quốc gia đăng ký;

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

– Tên các nước cần bảo hộ nhãn hiệu;

– Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid);

– Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của cơ quan nhận đơn (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid); 01 bản;

– Danh mục hàng hóa/dịch vụ xin đăng ký.

Thủ tục đăng ký như thế nào?

Việc đầu tiên của thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế chính là lựa chọn quốc gia đăng ký bảo hộ.

Bạn có thể chọn một hoặc nhiều quốc gia để đăng ký, tùy thuộc vào thị trường các quốc gia mà bạn hướng đến để phát triển dòng sản phẩm mang tên nhãn hiệu của mình.

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có hai hình thức: Nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn qua hệ thống Madrid tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

đăng ký nhãn hiệu quốc tế
đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Hình thức nộp đơn trực tiếp:

Áp dụng cho trường hợp quốc gia mà bạn lựa chọn không phải là thành viên của hệ thống Madrid hoặc là thành viên của hệ thống Madrid nhưng chủ sở hữu muốn nộp đơn trực tiếp.

Khi tiến hành nộp đơn trực tiếp, bạn sẽ phải tuân theo quy định pháp luật của từng quốc gia mà bạn lựa chọn (về điều kiện, thủ tục, hồ sơ, thời gian…). Nếu bạn muốn biết được thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia nào hãy liên hệ với Luật Rong Ba để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Hình thức nộp đơn qua hệ thống Madrid:

Chỉ nên áp dụng trong trường hợp bạn đăng ký cho nhiều quốc gia. Bạn chỉ cần nộp một đơn duy nhất lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ WIPO để được bảo hộ cùng lúc tại nhiều quốc gia, giúp bạn tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng các quốc gia này phải cùng là thành viên của hệ thống Madrid (thành viên của Nghị định thư hoặc Thỏa ước Madrid).

– Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Thỏa ước Madrid: Bạn cần phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó tại quốc gia của mình trước khi tiến hành đăng ký lên Cơ quan WIPO.

– Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Nghị định thư Madrid: Không giống như Thỏa ước Madrid, bạn chỉ cần có chấp nhận hợp lệ hình thức về việc nộp đơn nhãn hiệu tại quốc gia của mình để đáp ứng điều kiện hồ sơ tối thiểu cho việc đăng ký nhãn hiệu lên Cơ quan WIPO.

Một số lưu ý về thủ tục đăng ký 

+ Để được đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại trước khi làm thủ tục đăng ký theo văn kiện Thỏa ước Madrid.

+ Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ.

+ Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên. Việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thành viên.

+ Thông thường, trong vòng 12 tháng (Theo Thỏa ước) kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn (nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn qui định trên).

+ Thời hạn bảo hộ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là 20 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

+ Doanh nghiệp hàng nộp phí theo quy định khi nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

Chi phí đăng ký 

Chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế phụ thuộc vào các yếu tố sau

– Số quốc gia đăng ký nhãn hiệu quốc tế bao gồm số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký

– Tên quốc gia sẽ đăng ký nhãn hiệu

– Hình thức dăng ký nhãn hiệu quốc tế

– Theo yêu cầu riêng của từng quốc gia khi đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia đó.

Ví dụ: Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật chi phí sẽ khác với việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Công ty Luật Rong Ba sẽ tư vấn chi tiết về chi phí để khách hàng tham khảo sau khi nhận được thông tin chi tiết từ khách hàng.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Luật Rong Ba

Luật Rong Ba là đơn vị hỗ trợ pháp lý uy tín về sở hữu trí tuệ, là đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận, có đầy đủ tư cách và năng lực chuyên môn đại diện khách hàng đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu quốc tế nói riêng. Khi hỗ trợ thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc:

+ Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước đăng ký.

+ Chuẩn bị đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của doanh nghiệp)

+ Thông báo về việc nộp đơn với doanh nghiệp ngay sau khi nộp đơn.

+ Nhận tất cả các thông báo liên quan đến đơn và thông báo đến doanh nghiệp.

+ Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn.

+ Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục Sở hữu Trí tuệ tại nước đăng ký (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ).

+ Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho doanh nghiệp cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục Sở hữu Trí tuệ tại nước đăng ký về việc bảo hộ nhãn hiệu.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775