Đăng ký mã vạch sản phẩm

đăng ký mã vạch sản phẩm

Đăng ký mã vạch sản phẩm là một trong những thủ tục quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về đăng ký mã vạch sẩn phẩm, hồ sơ, trình tự đăng ký như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau.

Đăng ký mã vạch sản phẩm là gì

Đăng ký mã vạch sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch, từ đó, tổ chức, cá nhân tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử dụng.

Thực tế, định nghĩa đăng ký mã vạch là gì không được đề cập trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Thay vào đó, tại điều 3 quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN giải thích, mã số là một dãy các con số được sử dụng nhằm phân định sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức.

Trong khi đó mã vạch là một dãy các vạch được sắp xếp song song, chúng sẽ kết hợp cùng với mã số giúp máy quét có thể đọc được thông tin.

Lợi ích đăng ký mã vạch

Đăng ký mã vạch giúp mở rộng hoạt động kinh doanh

Đây được xem là lý do hàng đầu thôi thúc mọi người tìm đến dịch vụ đăng ký mã số mã vạch. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đều mong muốn có thể bán được hàng, đem về lợi nhuận.

Và một trong những cách để làm được điều đó chính là đưa sản phẩm vào siêu thị, nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu.

Vậy phải làm thế nào để đưa sản phẩm của mình vào được siêu thị? Câu trả lời chính là đăng ký mã vạch cho sản phẩm.

Đăng ký mã vạch giúp dễ dàng kiểm soát sản phẩm, dịch vụ

Đăng ký mã vạch sản phẩm sẽ giúp các cá nhân, tổ chức thuận lợi trong việc quá trình quản lý, sắp xếp, phân loại hàng hóa một cách chính xác. Từ đó kiểm soát và có những điều chỉnh đúng đắn trong chiến lược kinh doanh.

Đăng ký mã vạch thỏa mãn nhu cầu khách hàng khi mua sản phẩm

Nếu đóng vai là một khách hàng, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu phải đứng đợi nhân viên bán hàng nhập (hoặc viết) từng thông tin sản phẩm trong thời gian dài.

Dù không quá bận rộn nhưng gặp phải tình cảnh này bạn cũng sẽ cảm thấy không mấy vui vẻ và thầm đánh giá sự thiếu chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp.

Do vậy, hãy làm thỏa mãn khách hàng của mình bằng sự nhanh chóng và chuyên nghiệp với việc đăng ký mã vạch sản phẩm. Chúng sẽ giúp quá trình thanh toán, kiểm tra tồn kho, báo giá cho khách hàng nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Chưa kể đến việc, hiện nay người tiêu dùng thông thái dành nhiều sự quan tâm cho xuất xứ và đơn vị sản xuất.

Họ thường căn cứ vào mã vạch sản phẩm để kiểm tra thông tin. Chính vì thế, đăng ký mã vạch cũng là một phương pháp để bạn chứng minh, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

Tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí nhân công

Một tính năng ưu việt nữa mà đăng ký mã số mã vạch đem lại cho doanh nghiệp chính là tiết kiệm chi phí nhân công.

Trước đây, để quản lý được số lượng hàng hóa phải cần đến rất nhiều nhân công nhập liệu và xử lý. Thì nay, với các mã số mã vạch và máy quét số lượng nhân công phải sử dụng sẽ ít hơn rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo tiến độ công việc.

Tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Việc đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền không chỉ đơn thuần để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

Bên cạnh đó, khi sản phẩm, hàng hóa có mã số mã vạch sẽ giúp việc quản lý dễ dàng tiện lợi hơn. Đồng thời, dựa vào mã số mã vạch giúp cho sản phẩm có thể được phép xuất nhập khẩu, hay phân phối vào hệ thống cửa hàng, đại lý, siêu thị….

Thủ tục đăng ký mã vạch sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm cần đăng ký mã vạch

Như chúng tôi đã tư vấn, mã vạch sẽ có 3 loại là loại dưới 100 sản phẩm; loại dưới 1.000 sản phẩm và loại dưới 10.000 sản phẩm. Do đó, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm muốn đăng ký, khách hàng sẽ lựa chọn gói mã vạch phù hợp.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm

Hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được chúng tôi tư vấn chi tiết theo mục bên dưới, khách hàng có thể tham khảo.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan đăng ký

Hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được nộp tại Tổng cục đô lường chất lượng, chi tiết cách thức nộp hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi tư vấn chi tiết bên dưới, khách hàng có thể tham khảo

Bước 4:  Cơ quan đăng ký Thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ đăng ký mã vạch sau khi nộp sẽ được thẩm định tại Cơ quan đăng ký từ 5-7 ngày làm việc.

Bước 5: Cấp mã vạch và giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp

Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước, giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị đăng ký sau đó khoảng 30 ngày.

Không đăng ký mã vạch sản phẩm có vi phạm pháp luật

Mặc dù pháp luật Việt Nam không bắt buộc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Thế nhưng trong một số trường hợp, tổ chức, cá nhân có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể tại Điều 27, Nghị định số 80/2013 nêu rõ.

đăng ký mã vạch sản phẩm
đăng ký mã vạch sản phẩm

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sản phẩm nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh mã vạch hợp pháp

c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

d) Sử dụng mã vạch nước ngoài cho sản phẩm có xuất xứ Việt Nam nhưng không thông báo kèm tài liệu xác thực.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;

d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau:

Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Muốn có mã vạch sản phẩm phải làm thế nào?

Muốn có mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa của mình, các doanh nghiệp, tổ chức phải tiến hành đăng ký mã vạch sản phẩm với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được giải quyết.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) sẽ tiến hành cấp mã số cho doanh nghiệp, tổ chức để in lên sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn.

Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã vạch và hàng năm để duy trì sử dụng mã số mã vạch theo Thông tư 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm gồm những gì?

Mọi cá nhân, tổ chức muốn được sử dụng mã số mã vạch sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không. Vì thế, khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch đòi hỏi độ chính xác cao. Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– 01 Bản đăng ký theo mẫu Bộ Khoa học và Công nghệ

– 01 Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm

– 01 Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc quyết định thành lập (bản sao) tùy thuộc vào đối tượng đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay tổ chức khác.

Thời gian đăng ký mã số mã vạch bao lâu?

Trong khoảng thời gian từ 02- 03 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ được nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, quý khách hàng sẽ được cấp và sử dụng mã số mã vạch nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Giấy chứng nhận quyền mã số mã vạch sẽ được cấp cho người đã ký sau 1 tháng. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, TCĐLCL sẽ nêu rõ nguyên nhân, cá nhân, tổ chức sẽ phải sửa đổi, bổ sung và gửi lại trong thời gian sớm nhất.

Chi phí (lệ phí) đăng ký mã vạch sản phẩm

Tham khảo, tìm hiểu trước chi phí là việc mà các tổ chức, cá nhân có ý định đăng ký sử dụng mã số mã vạch nên làm. Bởi nhờ đó, mọi người sẽ cân đối và có những chuẩn bị chu đáo giúp quá trình đăng ký đúng tiến độ.

Về cơ bản, chi phí đăng ký mã vạch sẽ được phân loại thành hai nhóm: sử dụng dịch vụ và không sử dụng dịch vụ. Tất nhiên, hai nhóm này có sự chênh lệch nhau về mức phí.

Về lệ phí đăng ký mã vạch hiện nay đều được quy định rõ ràng tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC. Cụ thể:

– Phí sử dụng mã số doanh nghiệp GS1: 1.000.000 đồng/mã

– Phí sử dụng mã vạch địa điểm toàn cầu GLN: 300.000 đồng/mã

– Phí sử dụng mã số thương phẩm EAN 8: 300.000 đồng/mã

Đối với mã số mã vạch nước ngoài sẽ phải chịu mức chi phí khi đăng ký mã vạch là:

– Hồ sơ ≤ 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ;

– Hồ sơ > 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã.

Chi phí đăng ký mã số mã vạch không sử dụng dịch vụ

Trường hợp này, cá nhân, tổ chức sẽ chỉ phải đóng phí theo quy định của nhà nước. Thông tin biểu phí nhà nước cụ thể được nêu rõ tại Thông tư 232/2016/TT-BTC

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về đăng ký mã vạch sản phẩm. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về đăng ký mã vạch sản phẩm và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin