Làm CCCD bằng chip là việc cần làm ngay khi Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của bạn bị mất, hết hạn sử dụng, bị hỏng hoặc có sự thay đổi về họ, tên, nhân thân, … Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh căng thẳng. tình huống, bạn có thể đăng ký làm cccd online tại nhà trước khi đến làm việc trực tiếp tại cơ quan Công an quản lý lưu trú khi đến hẹn trước. Hiện cơ quan công an một số tỉnh / thành phố đã cho phép người đăng ký cccd online ở nhà. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu thời gian chờ đợi làm thủ thuật và hạn chế việc bạn tiếp xúc và lây nhiễm bệnh viêm vòi trứng trong thời gian dịch bệnh căng thẳng.
Căn cước công dân là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, căn cước công dân được hiểu là:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi cá nhân, bao gồm các thông tin cơ bản của một người như lai lịch, hình dạng, đặc điểm riêng của cá nhân đó để phân biệt với cá nhân khác.
Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016.
Theo quy định của Luật căn cước công dân, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Công dân bị mất căn cước công dân sẽ được cấp lại theo quy định pháp luật.
Các trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip
Trước khi thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời, nước ta đã từng phát hành và sử dụng các loại giấy tờ nhân thân là Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và thẻ Căn cước công dân mã vạch.
Sau đây là 08 trường hợp người sử dụng Căn cước công dân (cả có chip và mã vạch) phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014:
– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
– Xác định lại giới tính, quê quán;
– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
– Bị mất thẻ Căn cước công dân;
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
– Bị mất Chứng minh nhân dân.
Hiện nay, Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin…
Vì vậy, người sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thuộc 01 trong 14 trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Cách đăng ký làm cccd online
Người dân có thể điền Tờ khai Căn cước công dân tại cơ quan Công an cấp thẻ Căn cước công dân hoặc khai điện tử. Dưới đây là hướng dẫn người dân điền Tờ khai làm Căn cước công dân online.
Bước 1: Truy cập vào trang web Công an tỉnh, thành phố nơi mình sinh sống
VD: Công an TP.HCM tại địa chỉ:
qlhc.catphcm.bocongan.gov.vn
Công an TP. Hà Nội
https://congan.hanoi.gov.vn/
Công an TP. Nam Định
http://congan.namdinh.gov.vn/
Bước 2: Nhập tờ khai điện tử CCCD
– Công dân chọn một trong các hình thức cấp thẻ gồm: Cấp CCCD; Đổi CCCD; Cấp lại CCCD; Cấp mới từ CMND 9 số sang CCCD; Cấp mới từ CMND 12 số sang CCCD.
Trong đó, hình thức cấp CCCD chỉ dành cho người chưa có CMND và CCCD.
– Mục “THÔNG TIN CƠ BẢN”:
+ Khai đầy đủ (bằng tiếng Việt có dấu) các thông tin sau: Họ tên; Số Căn cước công dân/CMND hiện dùng; Giới tính; Ngày/tháng/năm/sinh; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi đăng ký khai sinh và quê quán (khai đủ 3 cấp tỉnh/TP, huyện/quận, xã/phường hoặc chỉ chọn tỉnh/TP; đối với người có quê quán nước ngoài chỉ chọn nước).
+ Các thông tin còn lại không có dấu “*” màu đỏ thì không bắt buộc khai.
– Mục “ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ”
Khai đủ 3 cấp tỉnh/TP, huyện/quận, xã/phường kèm số nhà, tên đường, tổ khóm, khu phố, chung cư.
– Mục “ĐỊA CHỈ HIỆN TẠI”:
Khai cụ thể địa chỉ công dân đang sinh sống, cư trú hiện tại. Trường hợp công dân sống tại địa chỉ thường trú nêu trên thì chọn ô “Địa chỉ như trên”.
– Mục “THÔNG TIN NGHỀ NGHIỆP/THÔNG TIN NGƯỜI ĐẠI DIỆN”
Khai nghề nghiệp cùng trình độ học vấn hiện tại và thông tin người đại diện gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, chủ hộ, người đại diện hợp pháp (nếu có).
– Mục “YÊU CẦU CỦA CÔNG DÂN”
Nếu muốn xin xác nhận số CMND cũ thì công dân chọn “Có”; Nếu muốn CCCD gắn chip sau khi được cấp chuyển phát nhanh qua đường bưu điện (thay vì phải đến tận nơi lấy) thì chọn “Có”; sau đó nhập số điện thoại liên lạc và chọn nơi nộp thờ khai.
Bước 3: Chọn ngày lên cơ quan Công an để chụp ảnh, lấy vân tay, nộp lệ phí…
Công dân chỉ được chọn ngày và thời gian định sẵn theo bảng danh sách như hình (thay đổi tùy vào thời điểm nộp hồ sơ).
– Nên chọn thời gian có số lượng đăng ký cùng ngày không quá nhiều vì mỗi buổi sáng/chiều làm việc chỉ nhận giải quyết tối đa 150 lượt đăng kí.
Bước 4: Nộp tờ khai và nhập mã xác nhận
Sau khi nhập mã xác nhận, công dân sẽ được nhận mã tờ khai từ hệ thống ghi đầy đủ thông tin ngày giờ lên làm thủ tục trực tiếp.
Một số cách đăng ký làm cccd online khác
Cách đặt lịch làm căn cước công dân gắn chip trên Zalo.
Công an nhiều tỉnh thành như TPHCM, Bắc Giang… đã có tài khoản Zalo để công dân đăng ký.
Nội dung đăng ký gồm: Họ tên; Ngày/tháng/năm sinh; Địa chỉ thường trú (ghi đầy đủ số nhà, tổ, khu phố, phường); Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân; Thời gian đăng ký lên làm căn cước công dân (giờ, ngày, tháng, năm); Số điện thoại liên hệ; Hình chụp sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
Cụ thể:
Bước 1. Cập nhật ứng dụng Zalo lên phiên bản mới nhất trên điện thoại.
Bước 2. Chọn khung “Tìm kiếm” và nhập tên đơn vị Công an nơi cư trú (cấp quận. Ví dụ ở quận Hà Đông, Hà Nội thì nhập tên cơ quan này) > nhấn “Quan tâm”.
Bước 3. Chọn nút “Xem số căn cước công dân đang làm” và xem danh sách lấy số thứ tự đăng ký làm căn cước công dân theo từng phường, bạn kéo qua sẽ thấy link danh sách.
Cách đặt lịch làm Căn cước công dân gắn chip trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của nhà nước, đường link trang web: Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Sau đó, hãy chọn vào mục căn cước công dân để bắt đầu đăng ký làm căn cước công dân online.
Bước 2: Dùng tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của bạn để đăng nhập.
Bước 3: Chọn vào mục “Cấp thẻ Căn cước công dân” và chọn vào lý do thực hiện. Mục này tùy theo tình trạng hiện tại của bạn mà bạn có thể chọn Cấp thẻ căn cước công dân chuyển từ chứng mình nhân dân 9 số hoặc 12 số hay cấp thẻ căn cước công dân lần đầu.
Sau khi hoàn tất, bấm “Tiếp tục”.
Bước 4: Chọn vào Cấp thực hiện. Còn ở mục Cơ quan thực hiện, hãy chọn cơ quan công an nơi tỉnh bạn ở hoặc các cơ quan khác nếu bạn chọn mục khác rồi ấn vào Tiếp tục sau khi chọn xong.
Bước 5: Tiếp đến là thông tin ở “Phiếu yêu cầu”. Người dân cần phải đọc kĩ lại các thông tin phía trên được lấy từ dữ liệu công dân Quốc gia.
Nếu chính xác, tích vào ô “Tôi xin cam đoan những thông tin kê trên tờ khai là đúng sự thật” rồi ấn “Tiếp tục”.
Bước 6: Tiếp tục chọn ngày “Đăng ký thu nhận thông tin căn cước công dân” và ấn vào “Tiếp tục”.
Bước 7: Một lần nữa bạn sẽ được đọc và xác nhận thông tin nhưng lần này bạn sẽ được cấp thêm một mã hồ sơ, và bấm vào “Tiếp tục”.
Bước 8: Một giấy hẹn sẽ được hiện ra và công dân có thể in và lưu lại trong điện thoại, máy tính để trình cơ quan công an khi đến làm căn cước công dân.
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Cụ thể về hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA.
Mã số trong số định danh cá nhân
Số thẻ căn Cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân, được gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.
Mã định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.
Theo Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA có quy định về mã số trong số đinh danh cá nhân bao gồm:
Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 59/2021/TT-BCA.
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến đăng ký làm cccd online. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về đăng ký làm cccd online. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.