Phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có mức lương bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người lao động. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Vậy công thức tính thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào. Bài viết về công thức tính thuế thu nhập cá nhân của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Các công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Áp dụng cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi. Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn được thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần,
(căn cứ theo Điểm b, Khoản 1 điều 25 của TT 111/2103/TT-BTC)
Nội dung công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó:
Thu Nhập Chịu Thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế là Tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả mà không bao gồm các khoản sau:
– Tiền ăn giữa ca, tiền ăn trưa:
Trường hợp doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn mà chi tiền cho người lao động theo hình thức phụ cấp vào lương thì:
Từ tháng 9 năm 2016 trở về trước: Được miễn tối đa là 680.000 đồng/người/tháng
Từ tháng 10/2016 được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, nếu mức chi cao hơn quy định thì phần vượt mức phải tính vào phần thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Ví dụ: Tháng 4 năm 2021. Công ty A, phụ cấp tiền ăn trưa là 1 triệu đồng/tháng. Thì chúng ta được miễn 730.000 đồng. Còn phần vượt 1000.000 – 730.000= 270.000 đồng sẽ tính vào thu nhập chịu thuế.
Nếu công ty A, phụ cấp tiền ăn trưa là 600.000đ/tháng. Thì chỉ được miễn 600,000 (Miễn theo thực tế chi)
Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, mua xuất ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ.
– Tiền phụ cấp điện thoại
Theo Công văn số 5274/TCT-TNCN ngày 9/12/2015 tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty.
Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức hưởng tại 1 trong các hồ sơ sau:
Hợp đồng lao động
Thỏa ước lao động tập thể
Quy chế tài chính
Quy chế thưởng…
Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trong trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức chi quy định thì phần cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Ví dụ: Công ty Kế toán Việt, quy định phụ cấp tiền điện thoại cho bạn là 400.000đ/ tháng. Thì khi nhận được 400.000đ này. Bạn được miễn thuế thu nhập cá nhân.
– Phụ cấp trang phục
Phụ cấp trang phục bằng hiện vật: Miễn phí toàn bộ
Phụ cấp bằng tiền: Tối đa 5 triệu đồng/người/năm
Trong trường hợp doanh nghiệp chi trả cả bằng tiền và hiện vật thì mức tối đằng hiện vật là không quá 5 triệu đồng/người/năm và hiện vật thì được miễn toàn bộ.
– Tiền công tác phí
Trong trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNDN hiện hành thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công mà lao động làm việc vào ban ngày, làm việc trong giờ.
Vi dụ: Trong giờ lao động, bạn được trả 100.000đ/giờ. Bạn làm thêm giờ được trả 150.000đ/giờ. Thì số tiền làm thêm giờ nhận được có 100.000đ phải chịu thuế TNCN. Còn 50.000đ vượt trội, bạn không phải chịu thuế.
* Các khoản giảm trừ bao gồm:
Giảm trừ gia cảnh: Bản thân là 11 triệu đồng và người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng (tính trên 1 tháng)
Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế Suất:
Đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, từ tiền công thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần:
Bậc |
Thu nhập tính thuế/tháng (Triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
Tính số thuế phải nộp cách 1 |
Tính số thuế phải nộp cách 2 |
1 |
Đến 5 |
5
|
0%+ 5% TNTT |
5%TNTT |
2 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10% TNTT – 0,25 trđ |
3
|
Trên 10 đến 18 |
15
|
0,75trđ+15% TNTT trên 10 trđ |
15% TNTT – 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ |
20% TNTT – 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
4,75trđ +25% TNTT trên 32 trđ |
25% TNTT – 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
9,75 tr đ +30% TNTT trên 52 trđ |
30% TNTT – 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 |
35 |
18,15 trđ+ 35% TNTT trên 80 trđ |
35% TNTT – 9,85 trđ |
Ví dụ: Ông A ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty Kế toán Việt, có thu nhập tiền lương, tiền công trong tháng 2/2021 như sau:
– Lương thực tế: 39 triệu đồng
– Tiền phụ cấp ăn trưa: 1 triệu đồng.
– Ông A đóng bảo hiểm(BHXH, BHYT, BHTN) trên mức lương 24,2 triệu đồng.
– Ông A nuôi 2 con dưới 18 tuổi, đã đăng ký giảm trừ.
Như vậy, Thuế TNCN của Ông A được tính như sau:
– Thu nhập của Ông A là : 39 triệu + 1 triệu = 40 triệu đồng. Theo quy định, được miễn tối đa 730.000 đồng phụ cấp ăn trưa.
Ta có công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
= 40.000.000 – 730.000= 39.270.000đ
Ông A được giảm trừ các khoản sau:
Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11.000.000 đồng
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (2 con): 4.400.000 x 2 = 8.800.000đ
BHXH – BHYT – BHTN: 24.200.000 x (8%+1,5%+1%)= 2.541.000đ
Tổng các khoản được giảm trừ: 11.000.000 + 8.800.000 + 2.541.000 = 22.341.000đ
Như vậy, Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông A là:
Công thức: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
= 39.270.000 – 22.341.000= 16.929.000đ
Chúng ta sẽ đưa thu nhập tính thuế 16.929.000đ vào Biểu thuế suất theo biểu lũy từng phần ở bảng trên để tính Số thuế phải nộp của ông A.
Theo công thức tại bảng tính trên. Chúng ta thấy, thu nhập tính thuế trong tháng là 16.929.000đ thuộc Bậc 4 trong bảng thuế suất lũy tiến. Công thức của Bậc 3 là: 15% TNTT – 0,75 tr đồng.
Suy ra: Số thuế thu nhập cá nhân mà Ông A phải nộp như sau: 16.929.000 x 15% – 750.000 = 1.789.000 đ
Bức xúc thuế thu nhập cá nhân
Mức thu nhập tính thuế lạc hậu
Lượng hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên địa bàn TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng đột biến, lên đến 72.553 hồ sơ, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ vào khoảng 28.382 bộ (với số tiền đề nghị hoàn 201 tỉ đồng).
Trong đó, lượng hồ sơ xin hoàn thuế tới 66.228 hồ sơ, chỉ 3.325 hồ sơ thuộc diện nộp thêm. Tính đến nay, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện hoàn thuế cho 45.295 hồ sơ với số tiền 78,8 tỉ đồng.
Bình quân số tiền hoàn thuế mỗi hồ sơ khoảng 1,7 triệu đồng. Tình trạng lượng hồ sơ quyết toán, hoàn thuế những năm qua liên tục tăng lên đến từ sự bất cập thu nhập trừ thuế thu nhập vãng lai ở mức quá thấp, chỉ 2 triệu đồng phải khấu trừ thuế ngay lập tức 10%.
Đến cuối năm, cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Nếu số thuế đóng dư sẽ được hoàn.
Ngưỡng chịu thuế vãng lai 2 triệu đồng lạc hậu dẫn đến nghịch lý, so với số người nộp thuế TNCN, các cá nhân tự đi nộp hồ sơ quyết toán thuế chỉ khoảng 1%, nhưng lại gây ra quá tải trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Thu nhập vãng lai 2 triệu đồng bị khấu trừ thuế 10% được áp dụng từ năm 2013, đến năm 2017, Bộ Tài chính có đề xuất tăng lên 5 triệu đồng.
Thế nhưng, qua 5 năm, mức thu nhập khấu trừ thuế này vẫn không được điều chỉnh dẫn đến tình trạng người nộp thuế đóng dư, bị giữ cả năm; cơ quan thuế quá tải, chi phí vận hành giải quyết hoàn thuế cũng tăng lên.
Tương tự, tốc độ tăng thu nhập của người lao động diễn ra liên tục trong khoảng 10 năm qua, nhưng việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh (GTGC) chưa tương xứng cũng khiến nhiều người rơi vào tình cảnh ăn chưa đủ phải lo đóng thuế.
Đáng nói, kể từ ngày 1.7.2022, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%, theo đó mức lương tối thiểu vùng 1 lên 4,68 triệu đồng/tháng, vùng 2 lên 4,16 triệu đồng/tháng, vùng 3 lên 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 lên 3,25 triệu đồng/tháng.
Lương tối thiểu được dùng làm căn cứ để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong việc thực hiện chi trả lương.
So với năm 2013, mức lương tối thiểu vùng cũng đã tăng 100%. Trong khi đó, mức GTGC trước khi tính thuế TNCN của người làm công ăn lương chỉ tăng từ 9 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế, 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc. Mức tăng GTGC chỉ tương ứng khoảng 20%.
Tỷ lệ thuế trên thu nhập quá cao
Chị Khánh Linh, kế toán trưởng của một doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn Q.3 (TP.HCM), nhận xét mức GTGC tăng không tương xứng khiến nhiều trường hợp người lao động phải chịu đóng thuế oan khi lương tăng thêm chút ít nhưng lại bị chuyển bậc thuế, đóng nhiều hơn.
Đặc biệt, trong thời buổi giá cả hàng hóa tăng quá mạnh hiện nay, mức GTGC quá thấp không thể bù đắp mà vẫn phải đóng thuế.
Cụ thể, mức 4,4 triệu đồng/tháng được trừ cho người phụ thuộc trước khi tính thu nhập chịu thuế chưa thể đủ nuôi con đang học trường công, học thêm, tiền ăn, quần áo…
Đó là chưa kể những người đang nuôi con đi học đại học ở xa nhà, chẳng hạn các tỉnh thành về TP.HCM học, tiền sinh hoạt phí hằng tháng tầm 10 triệu đồng ngoài tiền học phí đóng mỗi năm 2 lần. Đáng nói, cùng thu nhập nhưng người lao động có tỷ lệ đóng thuế trên tổng thu nhập cao hơn cả doanh nghiệp.
Chị Khánh Linh dẫn chứng một lao động trong công ty có thu nhập khoảng 1,5 tỉ đồng trong năm 2021 từ các nguồn như lương, hoa hồng, thưởng…, số thuế phải nộp lên gần 350 triệu đồng, tương đương tỷ lệ thuế trên thu nhập là 23% – cao hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Những người có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ thuế đóng lại càng cao, có người lên đến 29 – 30%. Mức điều tiết thuế trên thu nhập quá cao như vậy sẽ không động viên người lao động.
Với 30 năm kinh nghiệm làm kế toán, chị Khánh Linh kiến nghị ngoài việc tăng mức GTGC lên cho hợp lý, thuế suất tính tiền công tiền lương cũng nên cắt giảm từ 7 bậc hiện nay xuống ít hơn, thuế suất cũng thấp hơn.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Giám đốc Công ty tư vấn thuế Sài Gòn, cho rằng những bất cập trên đã tồn tại từ nhiều năm nay, càng kéo dài thì số thu ngân sách nhà nước càng nhiều nhưng người lao động thì càng thiệt thòi. Mức GTGC thấp, cộng thêm thuế suất cao dẫn đến tỷ lệ thuế trên tổng thu nhập lên cao.
“Đã là thuế thu nhập thì nên trả lại bản chất lấy doanh thu trừ chi phí. Mỗi cá nhân có thu nhập khác nhau, chi phí đầu tư khác nhau, để có thể kiếm được thu nhập cao thì họ bỏ ra chi phí cao, không thể quy đồng về mức 11 triệu đồng/tháng như hiện nay.
Mức GTGC hiện nay cũng đã lạc hậu khi mất 7 năm mới được điều chỉnh (chỉ số giá tiêu dùng – CPI tăng trên 20%).
Trong khi đó một số nước như Mỹ, hằng năm điều chỉnh mức giảm trừ dựa trên mức tăng của CPI nhằm đảm bảo công bằng cho người nộp thuế.
Nhiều nước hiện nay ngoài việc cho phép cá nhân được khấu trừ một số khoản chi phí như chi phí đào tạo, bảo hiểm, tiền quyên góp… thì thuế suất cũng khoảng 20 – 22%, chẳng hạn như Singapore thuế suất cao nhất cũng 22%”, ông Sơn dẫn chứng.
Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho rằng cần nghiên cứu, xem xét sửa luật Thuế TNCN càng sớm càng tốt, chứ không thể điều chỉnh mức GTGC như vừa qua.
Thực tế, chi phí cuộc sống liên tục thay đổi nên cần đưa ra căn cứ tính giảm trừ cho phù hợp, đảm bảo tính công nhận của pháp luật.
Hằng năm, Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu, do đó mức GTGC cần quy định từ 4 – 5 lần lương tối thiểu (tương ứng 18 – 23 triệu đồng hiện nay) nhằm đảm bảo công bằng cho người nộp thuế. Quy định này cũng phù hợp thực tế và mang tính ổn định cao.
Đối với người phụ thuộc, mức giảm trừ hiện 4,4 triệu đồng, tương đương 40% mức giảm trừ gia cảnh người nộp thuế, cần tăng lên 70%.
Đồng thời điều chỉnh điều kiện xem xét người phụ thuộc có mức thu nhập tương ứng mức này thay vì dưới 1 triệu đồng/tháng như hiện nay.
Điều căn bản nhất khi sửa đổi luật Thuế TNCN, theo ông Nghĩa, là cho khấu trừ những chi phí quan trọng của người nộp thuế như trả tiền góp vay mua căn nhà đầu tiên, chi phí học hành, chữa bệnh …
Đây là những chi phí thiết yếu, cơ bản nhất của con người, đồng thời cũng cần được đầu tư tái tạo sức lao động, khuyến khích cá nhân lấy hóa đơn khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về công thức tính thuế thu nhập cá nhân. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về công thức tính thuế thu nhập cá nhân và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.