Công chứng vi bằng là một thể thức pháp lý quan trọng trong hoạt động mua bán đất đai. Công chứng vi bằng vì thế mà rất cần thiết.
Vậy công chứng vi bằng là gì. Bài viết về công chứng vi bằng là gì của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Tìm hiểu khái quát về vi bằng
Khoản 3 Điều 2 Nghị định Số: 08/2020/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Có thể hiểu, Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có video, hình ảnh, âm thanh kèm theo (nếu có) do văn phòng Thừa Phát Lại cấp, ghi nhận.
Theo đó, vi bằng chỉ ghi nhận, mô tả những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến một cách trung thực và khách quan.
Trong đó, Lập vi bằng là hoạt động do Thừa phát lại công nhận hay ghi chép lại đầy đủ, trung thực tất cả nội dung những sự việc quan trọng, hành vi được sử dụng làm bằng chứng tại những vụ việc liên quan đến xét xử hoặc là sự kiện mang tính pháp lý.
Khái niệm công chứng vi bằng là gì ?
Theo quy định của pháp luật thì Thừa Phát Lại không được Nhà nước trao quyền công chứng. “Công chứng vi bằng” chỉ là một thuật ngữ được nhiều người sử dụng đây không phải là một thuật ngữ pháp lý.
Có thể hiểu đơn giản, “Công chứng vi bằng” chính là việc lập vi bằng do Thừa phát lại thực hiện, nó có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó. Giá trị của vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất sẽ không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực .
Cụ thể, Nếu công chứng chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch,… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận các sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Vi bằng có giá trị chứng cứ, là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì?
Sau khi đã tìm hiểu công chứng vi bằng là gì? Phần này chúng tôi xin cung cấp đến quý bạn đọc thông tin giải đáp cho câu hỏi Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì?
Theo Điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP nghị định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại có quy định về thủ tục lập vi bằng như sau:
“ 1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì “công chứng vi bằng” cần những giấy tờ gồm:
Phiếu yêu cầu lập vi bằng
Phiếu thỏa thuận lập vi bằng trong đó có các nội dung: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi băng, chi phí lập vi bằng… đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng
Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lập vi bằng.
Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản cho người yêu cầu, 01 bản cho văn phòng thừa phát lại và 01 bản gửi lên Sở tư pháp trực thuộc để đăng ký (Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày lập).
Thẩm quyền công chứng vi bằng thuộc cơ quan nào?
Như đã phân tích ở trên, “công chứng vi bằng” thực chất là thuật ngữ chỉ việc lập vi bằng. Căn cứ quy định pháp luật, Thừa phát lại được Nhà nước trao quyền lập vi bằng. Hay nói cách khác thẩm quyền “công chứng vi bằng” do Thừa phát lại thực hiện.
Ngoài ra, Thừa phát lại có thể cấp bản sao vi bằng trong trường hợp:
– Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
– Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập. Trường hợp này người yêu cầu cấp bản sao vi bằng phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
Bán nhà qua công chứng vi bằng là gì
Công chứng vi bằng là gì? Thừa Phát Lại hiện tại vẫn chưa được nhà nước trao cho quyền công chứng. Nên nếu bạn lựa bán nhà qua công chứng vi bằng là một hoạt động hoàn toàn sai. Nếu có nhà đất khuyên bạn nên làm như vậy thì đây là một hành vi lừa đảo.
Theo khuyến nghị của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, một số công ty môi giới bất động sản (cò đất) sử dụng thuật ngữ “công chứng vi bằng thừa phát lại hòng mục đích nhằm thuyết phục khách hàng.
Đây không phải là một thuật ngữ pháp lý: Đây là một sự lạm dụng để thuyết phục khách hàng rằng có một bảo hành hợp pháp cho giao dịch bất động sản mà họ tham gia.
Thừa Phát Lại chỉ được nhà nước trao quyền để làm những nhiệm vụ công việc gồm:
Tống đạt theo nhu yêu cầu được đưa ra của cơ quan thi hành án cũng như tòa án
Lập vi bằng theo yêu cầu của các tổ chức, cơ quan
Xác minh các điều kiện thi hành bản án theo yêu cầu của đương sự.
Trực tiếp tổ chức thi hành bản án và quyết định của Tòa án theo yêu cầu của các bên. Không thi hành án và quyết định của các quan chức của các cơ quan thi hành án dân sự đang tích cực đưa ra quyết định trong thi hành án.
Mua nhà qua công chứng vi bằng có an toàn không?
Thực tế, hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng việc mua nhà qua công chứng vi bằng có thể thay thế công chứng.
Nhưng sự thật không phải là như vậy, thế mua nhà qua vi bằng có an toàn hay không? Nên mua hay không nên mua nhà qua vi bằng?
Giá trị của vi bằng chỉ dừng lại ở mức ghi nhận các sự kiện, hành vi mà Thừa Phát Lại trực tiếp chứng kiến việc giao nhận tiền, giấy tờ mua bán nhà đất giữa hai bên. Nên vi bằng không có giá trị tương đương với việc thay thế văn bản công chứng, chứng thực.
Vì không có giá trị pháp lý nên người mua nhà sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua và cũng như không có giá trị chứng minh mình là chủ nhà.
Do đó, việc xây dựng, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép. Ngoài ra, trong một số trường hợp việc lập công chứng vi bằng nhà đất trong khi tài sản đang bị thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy viết tay) sẽ rất dễ dẫn đến các mâu thuẫn, tranh chấp.
Chi phí của việc công chứng vi bằng là gì
Mua bán nhà qua công chứng vi bằng là một khái niệm vừa xuất hiện cách đây không quá lâu và nó chỉ thực sự trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến trong vài năm trở lại đây. Vì vậy việc công chứng vi bằng mất chi phí là bao nhiêu là điều mà không phải ai cũng biết.
Chi phí lập công chứng vi bằng được cơ quan Nhà nước quy định rõ tại Thông tư 09/2014/TTLT–BTP–TANDTC–VKSNDTC–BTC.
Theo đó, chưa có bất kì 1 quy định nào nêu rõ mức giá cụ thể về việc lập vi bằng mà chỉ có những quy định chung cho tất cả các văn phòng Thừa Phát Lại như sau:
Văn phòng Thừa Phát Lại quy định và niêm yết công khai về khung giá chi phí mất khi lập vi bằng và xác minh các điều kiện thi hành án trong đó phải nêu rõ ràng mức giá tối đa và tối thiểu, nguyên tắc….
Dựa trên cơ sở khung giá đã niêm yết, người dân hay tổ chức cá nhu cầu lập vi bằng sẽ đến văn phòng Thừa Phát Lại thỏa thuận về chi phí thực hiện theo công việc hoặc giờ làm việc, các khoản thực tế có thể phát sinh như: chi phí đi lại, phí dịch vụ cho cơ quan cung cấp thông tin, chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc các chi phí khác nếu có.
Như vậy, mỗi văn phòng Thừa Phát Lại sẽ có các khung giá, nguyên tắc và chi phí làm vi bằng khác nhau. Dựa trên khung giá này và tùy vào từng công việc cụ thể của người yêu cầu đề ra mà giá thực hiện lập vi bằng tại mỗi văn phòng sẽ không giống nhau.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về công chứng vi bằng là gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về công chứng vi bằng là gì và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.