Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Thủy sản đang là một trong những sản phẩm tiêu dùng ngày càng được tiêu thụ nhiều, đối với người tiêu dùng cũng như các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và sử dụng thủy sản ở Việt Nam thì nguồn cung cấp thủy sản vô cùng phong phú bởi lợi thế tự nhiên và vị trí địa lý mang lại. Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản đóng vai trò cần thiết. 

Tuy nhiên, việc đánh bắt và khai thác thủy sản dẫn đến việc cạn kiệt nguồn thủy sản tự nhiên và chúng ta cần phải nuôi trồng và tái tạo lại. Trong quá trình đó thì đòi hỏi chúng ta phải có nguồn thức ăn phù hợp thì mới có thể có được những sản phẩm thủy sản chất lượng. Đó là lý do chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản được ra đời,

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng quan tâm đến chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản.

 

Thức ăn thủy sản và công bố hợp quy thức ăn thủy sản

Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

Chất lượng thủy sản phụ thuộc lớn vào chất lượng nguồn thức ăn,chính vì vậy việc kiểm soát thức ăn thủy sản đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao giá trị xuất khẩu. Hơn hết, thức ăn thủy sản có thể ảnh hưởng gián tiếp gây ra các hậu quả tới sức khỏe con người từ việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Công bố hợp quy thức ăn thủy sản là hoạt động các tổ chức, cá nhân  thực hiện công bố chất lượng sản phẩm sau khi thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm.

Tại sao cần chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Hiện nay, thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta, vì vậy chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng. Do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn dùng trong thủy sản, gồm:

  1. Phần 1: Chứng nhận thức ăn thủy sản hỗn hợp

Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT

  1. Phần 2: Chứng nhận thức ăn thủy sản bổ sung

Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT

  1. Phần 3: Chứng nhận thức ăn thủy sản tươi, sống

Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT

Ngoài ra còn tiêu chuẩn Việt Nam cho từng loại thủy sản như:

  1. TCVN 9964:2014 – Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú;
  2. TCVN 10300:2014 – Thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi;
  3. TCVN 10301:2014 – Thức ăn hỗn hợp cho cá giò và cá vược;
  4. TCVN  10325:2014 – Thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Quy định về quản lý chứng nhận, công bố hợp quy thức ăn thủy sản

Công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo biện pháp:

  • Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
  • Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Đánh giá sự phù hợp

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

  • Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình).
  • Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Quy định về phương thức chứng nhận và Kiểm tra thức ăn thủy sản

Thức ăn thủy sản được sản xuất trong nước

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản được thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình). Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giấy chứng nhận thức ăn thủy sản theo phương thức có giá trị 3 năm kể từ ngày cấp.

Thức ăn thủy sản nhập khẩu

Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).  Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Hiệu lực giấy chứng chỉ thủy sản theo phương thức 7 chỉ có giá trị với mục đích thông quan cho lô hàng nhập khẩu.

Quy trình đánh giá chất lượng thức ăn thủy sản

Bước 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;

Bước 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);

Bước 3: Đánh giá chính thức bao gồm:

  • Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
  • Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.

Bước 4: Báo cáo đánh giá;

Bước 5: Cấp Giấy chứng chỉ hợp quy;

Bước 6: Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 – 12 tháng/1 lần).

Hồ sơ công bố hợp quy thức ăn thủy sản

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

  • Bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo mẫu quy định;
  • Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh…)
  • Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

  • Bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo mẫu quy định;
  • Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất; kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh…)
  • Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn thủy sản;
  • Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 (ISO 22000, HACCP) trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 (ISO 22000, HACCP);
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.

Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản
chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Trình tự công bố hợp quy

Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).

a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).

Lợi ích khi hợp quy thức ăn thủy sản

  • Điều kiện đảm bảo thức ăn thủy sản được phép lưu hành trên thị trường;
  • Khẳng định chất lượng nguồn thức ăn thủy sản: Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm là một minh chứng với người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng rằng sản phẩm thức ăn thủy sản của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho thủy sản, cũng như người tiêu dùng những thực phẩm được nuôi trồng bằng thức ăn thủy sản đó;
  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro về pháp lý hoặc các chi phí liên quan nhờ tuân thủ đúng quy chuẩn Việt Nam;
  • Nâng cao uy tín, lợi thế cạnh tranh: tạo dựng lòng tin từ khách hàng giúp nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất;
  • Là lời cam kết của doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng;
  • Điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội xuất khẩu thức ăn thủy sản đến nhiều thị trường quốc tế.

Các bước đưa đưa sản phẩm thức ăn thủy sản ra thị trường

Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện điều kiện nhà xưởng sản xuất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019, các yêu cầu chính gồm:

a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;

b) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.

c) Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

d) Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản tại Chi cục thủy sản các tỉnh/Sở nông nghiệp các tỉnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoặc tại Tổng cục Thủy sản đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 3: Xây dựng Tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng nêu ở Bước 4, dự thảo mẫu nhãn sản phẩm đáp ứng yêu cầu nêu tại bước 7.

Bước 4: Đăng ký chứng nhận sản phẩm phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – thử nghiệm mẫu sản phẩm để chứng minh sản phẩm phù hợp Quy chuẩn.

Bước 5: Gửi hồ sơ công bố phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tới Chi cục Thủy sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố.

Bước 6: Đăng ký thông tin thức ăn thủy sản trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản của Tổng cục thủy sản để được cấp Mã số tiếp nhận.

Mã số tiếp nhận gồm 2 phần: AA-BBBBBB, trong đó:

a) AA: Mã số để phân loại thức ăn thủy sản: 01 là mã thức ăn thủy sản; 02 là mã sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; 03 là mã sản phẩm sử dụng cả 02 mục đích làm thức ăn thủy sản và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

b) BBBBBB: Số thứ tự sản phẩm thức ăn thủy sản được cấp theo thứ tự từ 000001 đến 999999.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản của Tổng cục thủy sản được truy cập theo đường link sau: http://csdl.tongcucthuysan.gov.vn/cms.nc

Bước 7: Sau khi được cấp mã số Tiếp nhận (AA-BBBBBB) thì doanh nghiệp có trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm để phục vụ quản lý, truy xuất nguồn gốc cũng như đảm bảo đáp ứng quy định để đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường hợp pháp. Ngoài ra, thông tin trên nhãn sản phẩm cũng phải đáp ứng yêu cầu tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của chứng nhận này, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775