Chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện

chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện

Sóng vô tuyến hay thiết bị vô tuyến là một trong những khái niệm đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dưới những lợi ích mà thiết bị vô tuyến mang lại thì hiệu quả công việc cũng như tốc độ xử lý và truyền thông tin được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó thiết bị vô tuyến điện còn là một trong những đối tượng mà nhà nước yêu cầu phải có chứng nhận hợp quy để đảm bảo chất lượng. Vậy chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện là gì? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Căn cứ pháp lý của chứng nhận hợp quy thiết bị thiết bị vô tuyến điện

Thông tư Số: 04/2018/TT-BTTTT, quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của bộ thông tin và truyền thông.

Thông tư Số: 05/2019/TT-BTTTT, quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của bộ thông tin và truyền thông.

Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông

Nghị định Số: 74/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 132/2008/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư  số: 28/2012/TT-BKHCN, quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy theo quy định Bộ Thông tin và Truyền thông.

  • Thiết bị công nghệ thông tin
  • Thiết bị phát thanh, truyền hình
  • Thiết bị đầu cuối
  • Thiết bị vô tuyến điện
  • Pin Lithium cho máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng
  • Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 – 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên

Các thiết bị vô tuyến điện phải công bố hợp quy

4

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên

4.1

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến cố định hoặc di động mặt đất

4.1.1

Thiết bị vô tuyến điều chế góc băng tần dân dụng 27 MHz

QCVN 23:2011/BTTTT QCVN 18:2014/BTTTT

 

Thiết bị điều chế góc đường bao không đổi sử dụng trong nghiệp vụ di động mặt đất, sử dụng các băng thông hiện có, hoạt động trên các dải tần số vô tuyến thuộc băng tần dân dụng 27 MHz, với khoảng cách kênh là 10 kHz, dành cho truyền dẫn thoại và dữ liệu, bao gồm:

8517.61.00

Trạm gốc (thiết bị có ổ cắm ăng ten, sử dụng ở vị trí cố định)

8517.12.00

Thiết bị di động (thiết bị có ổ cắm ăng ten, thường được sử dụng trên xe hoặc các trạm lưu động) dành cho truyền dẫn thoại và dữ liệu

8517.12.00

Thiết bị di động cầm tay (có ổ cắm ăng ten; hoặc không có ổ cắm ăng ten ngoài) dành cho truyền dẫn thoại và dữ liệu

4.1.2

Thiết bị vô tuyến điều chế biên độ đơn biên và/hoặc song biên băng tần dân dụng 27 MHz

– Cho thiết bị điều chế biên độ đơn biên có công suất phát đến 4W ERP và thiết bị điều chế biên độ song biên có công suất phát đến 1 W ERP:

QCVN 25:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

– Cho thiết bị điều chế biên độ đơn biên có công suất phát trên 4 W ERP đến 12 W ERP và thiết bị điều chế biên độ song biên có công suất phát trên 1 W ERP đến 4 W ERP:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

 

Thiết bị vô tuyến tương tự và tương tự – số kết hợp, có đầu nối ăng ten trong hoặc ngoài, làm việc trong băng tần dân dụng 27 MHz, điều chế đơn biên và/ hoặc song biên, khoảng cách kênh 10 kHz, dùng để truyền dữ liệu và thoại, bao gồm:

8517.61.00

Trạm gốc (thiết bị có ổ cắm ăng ten, sử dụng tại vị trí cố định)

8517.12.00

Thiết bị di động (thiết bị có ổ cắm ăng ten, thường được sử dụng trong xe hoặc các trạm lưu động) dùng để truyền dữ liệu và thoại

8517.62.59

Thiết bị di động (thiết bị có ổ cắm ăng ten, thường được sử dụng trong xe hoặc các trạm lưu động) dùng để truyền dữ liệu

8517.12.00

Thiết bị di động cầm tay (có ổ cắm ăng ten; hoặc không có ổ cắm ăng ten ngoài) dùng để truyền dữ liệu và thoại

8517.62.59

Thiết bị di động cầm tay (có ổ cắm ăng ten; hoặc không có ổ cắm ăng ten ngoài) dùng để truyền dữ liệu

4.1.3

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải

QCVN 75:2013/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp băng tần 5,8 GHz sử dụng trong giao thông đường bộ (Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu):

– Có kết nối đầu ra vô tuyến và ăng ten hoặc có ăng ten tích hợp;

– Chỉ dùng cho truyền dữ liệu;

– Tốc độ dữ liệu hướng lên và hướng xuống lên đến 31,5 kbit/s;

– Hoạt động ở các tần số vô tuyến trong dải từ 5725 MHz đến 5875 MHz.

4.1.4

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải

QCVN 76:2013/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao băng tần 5,8 GHz sử dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải (Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu):

– Có kết nối đầu ra vô tuyến và ăng ten hoặc có ăng ten tích hợp;

– Chỉ dùng cho truyền dữ liệu;

– Tốc độ dữ liệu hướng lên và hướng xuống lên đến 1 Mbit/s;

– Hoạt động ở các tần số vô tuyến trong dải từ 5725 MHz đến 5875 MHz.

4.1.5

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ trung bình dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải

QCVN 99:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ trung bình hoạt động trong dải tần 5,8 GHz sử dụng trong giao thông đường bộ (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu);

– Có kết nối đầu ra vô tuyến và ăng ten rời hoặc có ăng ten tích hợp;

– Dùng cho truyền dữ liệu kỹ thuật số;

– Tốc độ dữ liệu hướng lên đến 250 kbit/s và hướng xuống đến 500 kbit/s;

– Hoạt động ở các tần số vô tuyến trong dải từ 5,725 GHz đến 5,875 GHz.

4.1.6

Thiết bị trung kế vô tuyến điện mặt đất (TETRA)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 100:2015/BTTTT

8517.61.00

Thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất TETRA, bao gồm:

– Thiết bị trạm gốc (BS);

8517.12.00

– Máy điện thoại di động (MS);

– Máy điện thoại di động – chế độ trực tiếp (DM- MS);

– Máy điện thoại di động – DW (DW-MS);

8517.62.59

– Thiết bị lặp – chế độ trực tiếp (DM-REP), không phải điện thoại;

– Thiết bị lặp/cổng – chế độ trực tiếp (DM- REP/GATE), không phải điện thoại;

– Thiết bị lặp – chế độ trung kế (TMO-REP), không phải điện thoại;

8517.62.59

8517.62.69

– Thiết bị cổng – chế độ trực tiếp (DM-GATE), không phải điện thoại;

– Thiết bị cơ động của các hệ thống thông tin vô tuyến TETRA, không phải điện thoại.

4.2

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho thông tin vệ tinh (trừ các thiết bị di động dùng trong hàng hải và hàng không)

4.2.1

Thiết bị VSAT hoạt động trong băng tần C

QCVN 38:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị VSAT (Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu) hoạt động trong băng tần C của dịch vụ thông tin qua vệ tinh thuộc quỹ đạo địa tĩnh.

4.2.2

Thiết bị VSAT hoạt động trong băng tần Ku

QCVN 39:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị VSAT (Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu) hoạt động trong băng tần Ku của dịch vụ thông tin qua vệ tinh thuộc quỹ đạo địa tĩnh.

4.2.3

Trạm đầu cuối di động mặt đất của hệ thống thông tin di động toàn cầu qua vệ tinh phi địa tĩnh trong băng tần 1-3 GHz

QCVN 40:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Trạm (thiết bị) đầu cuối di động mặt đất của hệ thống thông tin di động toàn cầu qua vệ tinh phi địa tĩnh trong băng tần 1 – 3 GHz (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.2.4

Thiết bị trạm mặt đất di động hoạt động trong băng tần Ku.

QCVN 116:2017/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị trạm mặt đất di động (MES) (ngoại trừ các đài trái đất lưu động hàng không, hoạt động trong băng tần Ku) hoạt động trong các dải tần số của các nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (FSS) (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu):

– 10,70 GHz đến 11,70 GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất);

– 12,50 GHz đến 12,75 GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất);

– 14,00 GHz đến 14,25 GHz (chiều từ trái đất đến vũ trụ).

4.3

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho nghiệp vụ di động hàng hải (kể cả các thiết bị trợ giúp, thiết bị vệ tinh)

4.3.1

Thiết bị thu phát vô tuyến VHF của trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS

QCVN 24:2011/BTTTT

 

Máy phát, máy thu-phát có các đầu nối ăng ten ngoài của các trạm ven biển, hoạt động trong băng tan VHF của nghiệp vụ lưu động hàng hải và sử dụng loại phát xạ G3E, và G2B cho báo hiệu DSC:

8517.62.53

– Thiết bị thoại tương tự, gọi chọn số (DSC), hoặc cả hai;

8517.62.59

– Thiết bị hoạt động trong băng tần từ 156 MHz đến 174 MHz;

– Thiết bị hoạt động bằng điều khiển tại chỗ hoặc điều khiển từ xa;

– Thiết bị hoạt động với khoảng cách kênh 25 kHz;

– Thiết bị hoạt động trong các chế độ đơn công, bán song công và song công;

– Thiết bị có thể gồm nhiều khối;

– Thiết bị có thể là đơn kênh hoặc đa kênh;

– Thiết bị hoạt động trên các khu vực sóng vô tuyến dùng chung;

– Thiết bị hoạt động riêng biệt đối với thiết bị vô tuyến khác.

4.3.2

Thiết bị điện thoại VHF hai chiều lắp đặt cố định trên tàu cứu nạn

QCVN 26:2011/BTTTT

8517.18.00

Thiết bị điện thoại vô tuyến VHF hai chiều, hoạt động trong băng tần từ 156 MHz đến 174 MHz sử dụng trong nghiệp vụ lưu động hàng hải và thích hợp cho việc lắp đặt cố định trên tàu cứu nạn thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).

4.3.3

Thiết bị Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển

QCVN 28:2011/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị trạm mặt đất INMARSAT-C sử dụng trên tàu biển thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.4

Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên tàu cứu nạn

QCVN 50:2011/BTTTT

8517.18.00

Thiết bị điện thoại vô tuyến VHF loại xách tay hoạt động trong băng tần nghiệp vụ lưu động hàng hải từ 156 MHz đến 174 MHz; phù hợp sử dụng trên các tàu cứu nạn và có thể dùng trong các tàu thuyền trên biển.

4.3.5

Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz

QCVN 57:2018/BTTTT

8517.62.61

Thiết bị Phao vô tuyến (chỉ phát dùng cho điện báo) chỉ vị trí khẩn cấp (EPIRB) qua vệ tinh khai thác trong hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT để thông tin vô tuyến trong Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).

4.3.6

Phao chỉ báo vị trí cá nhân hoạt động trên băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz

QCVN 108:2016/BTTTT

8517.62.61

Thiết bị Phao (chỉ phát dùng cho điện báo) chỉ báo vị trí cá nhân (sau đây gọi tắt là phao PLB) hoạt động trong hệ thống vệ tinh COSPAS- SARSAT. Các phao PLB này hoạt động trên băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz và có phạm vi nhiệt độ:

– Từ -40 °C đến 55 °C (phao PLB loại 1), hoặc

– Từ -20 °C đến 55 °C (phao PLB loại 2).

4.3.7

Thiết bị gọi chọn số DSC

QCVN 58:2011/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị gọi chọn số (DSC), không phải thiết bị điện thoại hoạt động ở các băng tần MF, MF/HF và/hay VHF trong hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) thường sử dụng trên các tàu, thuyền (Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.8

Bộ phát đáp Ra đa tìm kiếm và cứu nạn

QCVN 60:2011/BTTTT

8526.10.10

Bộ phát đáp ra đa hoạt động trong băng tần 9200 ÷ 9500 MHz với mục đích tìm kiếm và cứu nạn.

4.3.9

Thiết bị Radiotelex sử dụng trong nghiệp vụ MF/HF hàng hải

QCVN 62:2011/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị bị radiotelex sử dụng trên tàu thuyền trong hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) (Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.10

Thiết bị Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển

QCVN 67:2013/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển (SES) thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS (Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.11

Thiết bị trong hệ thống nhận dạng tự động AIS sử dụng trên tàu biển

QCVN 68:2013/BTTTT

8526.91.10

Thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến, dùng trong hệ thống nhận dạng tự động sử dụng trên tàu biển (xác định vị trí của tàu mình và các tàu, thuyền xung quanh trong một phạm vi nhất định đế điều chỉnh hướng, tốc độ cho phù hợp)

4.3.12

Thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn

QCVN 107:2016/BTTTT

8517.62.53

Thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn (AIS SART) (thiết bị truyền dẫn kết hợp thiết bị thu dùng cho điện báo).

4.3.13

Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên sông

QCVN 51:2011/BTTTT

8517.18.00

Máy phát vô tuyến VHF dùng cho điện thoại, hoạt động tại các băng tần nghiệp vụ lưu động hàng hải để sử dụng trên sông.

4.3.14

Thiết bị điện thoại VHF sử dụng cho nghiệp vụ lưu động hàng hải

QCVN 52:2011/BTTTT

8517.18.00

Máy phát VHF dùng cho điện thoại và gọi chọn số (DSC), có đầu nối ăng ten bên ngoài dùng trên tàu thuyền.

4.3.15

Thiết bị điện thoại vô tuyến MF và HF

QCVN 59:2011/BTTTT

8517.18.00

Máy thu, máy phát vô tuyến, dùng cho điện thoại, được sử dụng trên các tàu thuyền lớn, hoạt động chỉ ở tần số trung bình (MF) hoặc ở các băng tần số trung bình và cao tần (MF/HF), được phân bổ cho nghiệp vụ lưu động hàng hải (MMS), bao gồm:

– Thiết bị điều chế đơn biên (SSB) đối với việc phát và thu thoại (J3F);

– Thiết bị khoá dịch tần (FSK) hoặc điều chế SSB của sóng mang phụ có khoá để phát và thu và phát các tín hiệu Gọi chọn số (DSC);

– Thiết bị vô tuyến, không tích hợp với bộ mã hóa hoặc bộ giải mã DSC, nhưng xác định các giao diện với thiết bị như vậy.

4.3.16

Thiết bị điện thoại vô tuyến UHF

QCVN 61:2011 /BTTTT

8517.18.00

Thiết bị vô tuyến dùng cho điện thoại, được lắp đặt ở các tàu thuyền lớn và các hệ thống hoạt động trên các tần số UHF được phân bổ cho các dịch vụ di động hàng hải.

4.4

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho nghiệp vụ di động hàng không (kể cả các thiết bị trợ giúp, thiết bị vệ tinh)

4.4.1

Thiết bị vô tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975-137 MHz dùng trên mặt đất sử dụng điều chế AM

QCVN 105:2016/BTTTT

QCVN 106:2016/BTTTT

 

Thiết bị phát hoặc phát kết hợp thiết bị thu vô tuyến VHF điều chế biên độ song biên đầy đủ sóng mang (DSB AM), với khoảng cách kênh 8,33 kHz hoặc 25 kHz dùng cho thoại tương tự để truyền thông tin cho ACARS. Các thiết bị bao gồm:

8517.61.00

– Thiết bị trạm gốc mặt đất;

8517.12.00

8517.62.59

8517.62.69

– Thiết bị di động;

8517.12.00

8517.62.59

8517.62.69

– Thiết bị xách tay và thiết bị cầm tay sử dụng trên mặt đất.

4.4.2

Thiết bị vô tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975-137 MHz dùng trên mặt đất

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 106:2016/BTTTT

 

Các thiết bị vô tuyến điện trong nghiệp vụ di động hàng không có thể hoạt động ở trong tất cả hoặc một phần của băng tần 117,975 MHz – 137 MHz, bao gồm:

8517.61.00

Thiết bị trạm gốc mặt đất;

8517.12.00

8517.62.59

8517.62.69

Thiết bị di động, thiết bị xách tay và thiết bị cầm tay sử dụng trên mặt đất.

4.4.3

Thiết bị chỉ góc hạ cánh trong hệ thống vô tuyến dẫn đường hàng không

QCVN 104:2016/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8526.91.10

Thiết bị chỉ góc hạ cánh trong hệ thống vô tuyến dẫn đường hàng không dân dụng dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần từ 328,6 MHz đến 335,4 MHz.

4.5

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho định vị và đo đạc từ xa (trừ thiết bị dùng ngoài khơi cho ngành dầu khí)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

8517.62.69

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho định vị và đo đạc từ xa (trừ thiết bị dùng ngoài khơi cho ngành dầu khí) nhưng không dùng cho điện báo/điện thoại

4.6

Thiết bị vô tuyến dẫn đường

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8526.91.10

8526.91.90

Thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến dùng cho mục đích dẫn đường, cảnh báo chướng ngại vật thuộc nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải, vô tuyến dẫn đường hàng hải qua vệ tinh, vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh, dẫn đường hàng không, dẫn đường hàng không qua vệ tinh

4.7

Thiết bị vô tuyến nghiệp dư

QCVN 56:2011/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện hoạt động trên dải tần số phân bổ cho nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư (phân bổ theo quy định của Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia).

4.8

Thiết bị khác

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

8517.62.69

8517.62.99

8517.69.00

8526.10.10

8526.10.90

8526.91.10

8526.91.90

8526.92.00

– Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên chưa được liệt kê tại mục 2 của Danh mục tại Phụ lục I và mục 4 của Danh mục tại Phụ lục II của Thông tư này.

– Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên đã được liệt kê tại mục 2 của Danh mục tại Phụ lục I và mục 4 của Danh mục tại Phụ lục II của Thông tư này nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tương ứng.

Chứng nhận hợp quy là gì? chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện là gì?

Chứng nhận hợp quy được hiểu là quá trình thực hiện các hoạt động như kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận về chất lượng của các đối tượng khác nhau. Đó là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường, quá trình,… phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh cần bắt buộc phải công bố hợp quy cho các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, môi trường, quá trình,… Nó được quy định ở trong quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia hoặc ở trong các quy chuẩn kỹ thuật ở địa phương.

Như vậy, chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện được hiểu là quá trình thực hiện các hoạt động như kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận về chất lượng của thiết bị vô tuyến điện phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định của pháp luật.

Quy chuẩn được dùng để thực hiện chứng nhận hợp quy đó là quy chuẩn kỹ thuật phải theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Chứng nhận hợp quy là loại hình chứng nhận mà nó được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu chứng nhận. Cùng với các tổ chức bên thứ 3 chứng nhận phù hợp.

Vậy giấy chứng nhận hợp quy là gì? Giấy chứng nhận hợp quy được hiểu là tấm bằng bằng hiện vật chứng nhận hợp quy các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của bạn. Trên giấy chứng nhận hợp quy có đầy đủ thông tin về mặt hàng chứng nhận hợp quy cũng như chữ ký, con dấu của các cơ quan có thẩm quyền.

Khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn đề xuất giấy để khẳng định sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy thì bạn sẽ xuất trình giấy chứng nhận hợp quy. Xin giấy chứng nhận hợp quy ở đâu? Để được cấp giấy chứng nhận hợp quy thì các cá nhân, tổ chức có thể chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy.

Sau đó gửi tới các tổ chức chứng nhận như Tổng cục tiêu chuẩn kiểm định đo lường chất lượng hay là trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhất định

Chứng nhận hợp quy – Chứng nhận phù hợp với quy chuẩn là việc đánh giá, xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Theo quy định Nhà nước, chứng nhận hợp quy được ký hiệu: QCVN

chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện
chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện

Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy thì hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
  • Bản mô tả chung về thiết bị vô tuyến điện(đặc điểm, tính năng, công dụng….).

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Bản mô tả chung về thiết bị vô tuyến điện(đặc điểm, tính năng, công dụng….).
  • Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung:
  • Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
  • (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
  • Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;
  • Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
  • Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
  • Thông tin bổ sung khác.
  • Các tài liệu có liên quan khác.

Việc công bố chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện sẽ được thực hiện qua hai bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng cần công bố hợp quy

Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.

Căn cứ vào điều 5 của thông tư 28/2012/TT-BKHCN có 8 phương thức đánh giá sự phù hợp như sau:

Điều 5. Các phương thức đánh giá sự phù hợp

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;

b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;

g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Trường hợp có sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá với sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

Kết quả của việc đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận sản phẩm hợp quy và có quyền sử dụng dấu phù hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, các tài liệu liên qua đến hàng hóa, sản phẩm đã đạt yêu cầu hợp quy.

Tại sao phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện

Đối với doanh nghiệp

Thông qua hoạt động đánh giá, Giấy chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Việc chứng nhận hợp quy sẽ là tăng chất lượng sản phẩm luôn được ổn định và nân cao giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu của quy chuẩn được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, doanh nghiệp không phải đối diện với những rủi ro do bị thu hồi sản phẩm không phù hợp với chất lượng sản phẩm theo quy định và phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

∗ Chứng nhận hợp quy sẽ là văn bản chứng nhận cho doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

∗ Chứng nhận hợp quy : Là một trong những văn bằng pháp lý làm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thì trường trong nước và quốc tế do được bên thứ ba chứng nhận.

Đối với người tiêu dùng

Khi sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy doanh nghiệp sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường sinh thái .

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điệngiúp cho nhà nước thuận lợi trong việc quản lý các loại sản phẩm đang lưu hành trên thị trường nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hóa nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.

Không thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện có sao không ?

Hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) là hoạt động bắt buộc theo yêu cầu Luật định. Nếu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thuộc phạm vi quy định của Quy chuẩn (QCVN) thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện chứng nhận cho sản phẩm đó.

Theo quy định tại Điều 19, mục 2 của Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định rõ:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

a) Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định;

b) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

a) Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;

g) Không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực;

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến điện. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của loại chứng nhận này, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA LUẬT RONG BA

Công ty luật Rong Ba tự hào là Hãng Luật chuyên sâu về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chúng tôi đi tiên phong cung cấp DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ nhằm giải đáp và hướng dẫn ứng xử pháp luật một cách kịp thời cho đông đảo khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức khác.

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý liên quan đến chứng nhận quốc tế, pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, thuế, tài chính, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao thông, vận tải, xử phạt hành chính, hợp đồng và các lĩnh vực khác… hãy gọi tel:0347362775.

Quý khách hàng sẽ được kết nối trực tuyến với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba. Quý khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật và được hỗ trợ pháp lý một cách kịp thời.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775