Trong quan hệ xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận CE được coi là một tấm vé thông hành hữu hiệu, từ đó có thể giúp hàng hóa được thuận tiện lưu thông trong khu vực châu Âu.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn đang băn khoăn về vấn đề này cụ thể là về tầm quan trọng cũng như các thủ tục pháp lý liên quan đến chứng nhận ce marking. Vậy CE Marking và thủ tục chứng nhận ce markingsẽ tiến hành như thế nào?
Với nội dung của bài viết dưới đây Luật Rong Ba sẽ giải thích rõ hơn cho quý khách hàng về những vấn đề này.
CE Marking là gì? Chứng nhận CE Marking là gì?
CE Marking còn gọi là dấu CE (hay nhãn CE), là viết tắt của từ “Conformité Européenne”. Khi một sản phẩm được sản xuất hoặc nhập khẩu vào châu Âu (EU), EU yêu cầu cung cấp giấy tờ chính xác về chất lượng sản phẩm. Việc này nhằm chứng tỏ rằng sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn. Do đó sản phẩm cần chứng nhận CE Marking và gắn dấu CE.
CE có nhiều tên gọi khác nhau CE Marking, CE Mark, hay Dấu CE. Nhưng theo văn bản Uỷ Ban Châu Âu có tên gọi chính thức là CE Marking. CE Marking bắt buộc đối với nhiều sản phẩm và cho biết:
– Các nhà sản xuất kiểm tra sản phẩm đã đáp ứng đủ yêu cầu EU về môi trường, an toàn và sức khỏe.
– Chứng tỏ sản phẩm tuân thủ luật pháp EU.
– Cho phép vận chuyển sản phẩm tự do trong thị trường Châu Âu.
Chứng nhận CE Marking được coi như “giấy thông hành” để sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường châu Âu. Gắn dấu CE là quy định bắt buộc. Hoạt động chứng nhận CE là một kiểu chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
Tổ chức được cấp giấy chứng nhận CE Marking phải được Uỷ ban Châu Âu cấp phép mã số Notified Body với phạm vi được công nhận, và được hiển thị thông tin trên trang web của Uỷ ban Châu Âu http://ec.europa.eu/ . Nếu sử dụng giấy chứng nhận CE Marking fake hoặc không được công nhận, sản phẩm sẽ bị trả về do không đảm bảo theo yêu cầu EU và thiếu các hồ sơ kỹ thuật liên quan.
Ý nghĩa của chứng nhận ce marking
Khi có chứng chỉ CE Marking, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích và cơ hội phát triển từ nó:
Thứ nhất, một sản phẩm được dán dấu CE, đồng nghĩa chất lượng của nó cực tốt, đạt chuẩn Châu Âu. Từ đó, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước là rất dễ dàng. Khi hàng được xuất khẩu ra nước bạn, giá trị sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.
Thứ hai, giúp nâng cao giá trị thương hiệu, đẩy mạnh tính cạnh tranh của sản phẩm. Việc kinh doanh sẽ phát triển với lợi nhuận cao hơn, đồng thời định vị được thương hiệu trong tâm trí khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, nói đến chất lượng đạt chuẩn Châu Âu thì khách hàng nào cũng mong muốn sở hữu. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ giành được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng. Đây là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mọi thương hiệu.
Thứ tư, dấu CE đảm bảo sản phẩm có thể vào Liên minh châu Âu và cho phép di chuyển tự do trên gần 30 quốc gia tạo nên khu vực kinh tế châu Âu, cho phép tiếp cận trực tiếp với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Nếu một sản phẩm nên hiển thị dấu CE không được tìm thấy, nhà sản xuất hoặc nhà phân phối có thể bị phạt và phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm đắt tiền. Chính vì vậy việc tuân thủ là rất cần thiết.
Quốc gia yêu cầu bắt buộc chứng nhận ce marking
– Liên minh châu Âu (EU)
– Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA)
Sản phẩm yêu cầu áp dụng chứng nhận ce marking
Số |
Tên chỉ thị |
Sản phẩm |
Liên quan tới EC |
1 |
Machinery Directive |
Máy móc cơ khí |
2006/42/EC |
2 |
Low Voltage (LVD) |
Thiết bị điện và điện tử bao gồm AC 50V ~ 1000V, DC 75V ~ 1500V |
2014/35/EU |
3 |
Electro-magnetic Compatibilty (EMC) |
Thiết bị điện và điện tử |
2014/30/EU |
4 |
Medical Device |
Thiết bị y tế |
(EU) 2017/745 |
5 |
Active Implantable medical Device |
Thiết bị y tế cấy dưới da |
90/385/EEC |
6 |
In Vitro Diagnostic medical Device |
Các thiết bị y tế ống nghiệm |
(EU) 2017/746 |
7 |
Lifts Directive |
Thang máy |
2014/33/EU |
8 |
Equipment for Explosive Atmspheres (ATEX) |
Sản phẩm chống cháy nổ |
2014/34/EC |
9 |
Safety of Toys |
Đồ chơi trẻ em |
2009/48/EC |
10 |
Simple Pressure Vessels |
Thiết bị áp lực đơn |
2014/29/EU |
11 |
Appliances Burning Gaseous Fuels |
Thiết bị khí đốt |
(EU) 2016/426 |
12 |
Radio Equipment |
Thiết bị đầu cuối, truyền thông |
2014/53/EU |
13 |
Non-automatic weighing instruments |
Thiết bị cân không tự động |
2014/31/EU |
14 |
Personal Protective Equipment |
Thiết bị bảo vệ cá nhân |
(EU) 2016/425 |
15 |
Hot-water Boilers |
Nồi hơi nước nóng |
92/42/EEC |
16 |
Construction Products |
Vật liệu xây dựng |
(EU)No 305/2011 |
17 |
Marine equipment |
Thiết bị hằng hải |
2014/90/EU |
18 |
Pressure Equipment |
Thiết bị áp lực |
2014/68/EU |
19 |
Explosives For Civil uses |
Các loại thuốc nổ dân dụng |
2014/28/EU |
20 |
Recreational Craft |
Du thuyền |
2013/53/EU |
21 |
Measuring instruments |
Dụng cụ đo lường |
2014/32/EU |
22 |
Packaging and packaging waste |
Thùng để đóng gói |
94/62/EC |
23 |
Pyrotechnic articles |
Pháo hoa |
2013/29/EU |
CE Marking là bắt buộc nhưng chỉ với những sản phẩm nằm trong phạm vi của một hoặc nhiều Chỉ thị yêu cầu. Không phải tất cả các sản phẩm đều phải bắt buộc mang dấu CE. CE Marking không yêu cầu với những mặt hàng ví dụ:
– Hóa chất
– Dệt may
– Thực phẩm
Nhà sản xuất thực hiện CE Marking phải có trách nhiệm
– Thực hiện kiểm tra hợp chuẩn.
– Xây dựng hồ sơ kỹ thuật (TCF).
– Tuyên bố Hợp chuẩn EC và Chứng nhận CE Marking.
– Gắn nhãn CE.
Nếu là nhà phân phối, bạn phải kiểm tra cả chứng nhận CE Marking và tài liệu hồ sơ kỹ thuật (TCF) có đầy đủ không.
Dấu ce hoạt động như thế nào?
Dấu CE là một biểu tượng phải được gắn vào nhiều sản phẩm trước khi chúng có thể được bán trên thị trường châu Âu. Dấu hiệu chỉ ra rằng một sản phẩm:
- Hoàn thành các yêu cầu của chỉ thị sản phẩm châu Âu có liên quan
- Đáp ứng tất cả các yêu cầu của các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất hài hòa được công nhận của Châu Âu
- Phù hợp với mục đích của nó và sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản
Sự hiện diện của dấu CE cho thấy thêm rằng tài liệu kỹ thuật phù hợp hỗ trợ việc sử dụng nhãn hiệu có sẵn và có thể được cung cấp bởi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm vào thị trường EU theo yêu cầu.
Mỗi dấu CE sẽ đại diện cho nhà sản xuất, từ đó nhà sản xuất phải có trách nhiệm pháp lý với sản phẩm đó theo quy định hiện hành. Một nguyên tắc phải luôn nhớ là khi dán dấu CE, bạn không được đính kém với bất cứ một sản phẩm nào khác, phải tuân theo quy định riêng của EU.
Việc gắn Dấu CE vào sản phẩm được coi là một phương tiện để chứng nhận cho các cơ quan có thẩm quyền trong các quốc gia thành viên EU rằng sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu phù hợp của EU.
Có một yêu cầu của EU rằng các sản phẩm không phù hợp với các quy định của các chỉ thị không được phép lưu hành trong lãnh thổ của các quốc gia thành viên; hành động thích hợp nên được thực hiện để loại bỏ các sản phẩm này khỏi bán và sử dụng trong trạng thái cụ thể. Một ví dụ là việc nhập khẩu đồ chơi gần đây từ Trung Quốc sang Anh, khi được kiểm tra, được phát hiện có chứa chất độc độc cao gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhà nhập khẩu và / hoặc nhà sản xuất phải thực hiện các bước để tuân thủ các quy định an toàn, xuất trình các hồ sơ phù hợp và quyết định các quy trình cần thiết để duy trì sản xuất tuân thủ các chỉ thị. Dấu CE phải được dán để chứng minh sự phù hợp với các quy định của chỉ thị.
Các chỉ thị cụ thể có các mục tiêu an toàn toàn diện, nhưng chúng khiến nhà sản xuất đưa ra quyết định về cách thức đạt được những điều này.
Khi có nhiều chỉ thị CE Mark liên quan đến sản phẩm và giai đoạn chuyển tiếp cho phép nhà sản xuất lựa chọn áp dụng, việc đánh dấu chỉ cho thấy sự phù hợp với các chỉ thị được nhà sản xuất áp dụng. Trong trường hợp này, các chỉ thị đã được áp dụng phải được xác định trong các tài liệu hoặc thông báo kèm theo sản phẩm. Trong trường hợp nhà sản xuất không liệt kê những chỉ thị đã được áp dụng, chính quyền sẽ cho rằng một tuyên bố về sự phù hợp có sẵn cho tất cả các chỉ thị hiện hành
Quy trình đánh giá chứng nhận ce marking
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
- Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
- Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
- Đánh giá chính thức, bao gồm:
– Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
– Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
- Báo cáo đánh giá;
- Cấp Giấy chứng nhận;
- Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 6 tháng/1lần)
Thông thường quy trình đánh giá được chia thành 2 đợt. Sau khi đánh giá đợt 1 chuyên viên đánh giá sẽ ghi báo cáo không phù hợp và chuyển cho bên được đánh giá để tiến hành khắc phục. Đánh giá đợt 2 sẽ tiến hành sau khi bên được đánh giá khắc phục xong các điểm không phù hợp. Nếu tất cả các điểm khắc phục đều đạt yêu cầu và không làm phát sinh thêm các điểm không phù hợp mới thì tổ chức đánh giá sẽ cấp chứng chỉ CE.
Quy trình cấp giấy chứng nhận ce marking
Như chúng ta cũng đã biết thì tiêu chuẩn CE rất khắc khe trong việc chứng nhận, cụ thể các bước để có thể xét và cấp chứng nhận bao gồm:
Bước 1: Xác định chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng
Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết
Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking Tuy nhiên thì với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:
Bước 6: Chứng nhận lại tiêu chuẩn
Bước 7: Đánh giá mở rộng thêm các chỉ tiêu khác
Bước 8: Thậm chí có thể đánh giá đột xuất để tăng tính khách quan hơn
Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đây đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về chứng nhận ce marking. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng những tiêu chuẩn chứng nhận ce marking, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.