Thiết kế điện một nghề khá được ưa chuộng ở thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, nó có tốc độ phát triển ngang hàng với nghề xây dựng bởi mối liên quan giữa chúng khá là khăng khít. Vậy làm sao mới có thể hành nghề?
Chứng chỉ hành nghề có phải là điều kiện duy nhất giúp doanh nghiệp bạn hành nghề hợp pháp hay không? Tất cả sẽ có trong bài viết mà Luật Rong Ba chia sẻ dưới đây, mời bạn theo dõi để biết kết quả nhé!
Những kiến thức liên quan đến chứng chỉ hành nghề thiết kế điện
Hiểu rõ hơn về chứng chỉ thiết kế điện
Chứng chỉ hành nghề thiết kế điện không phải là yêu cầu bắt buộc của các doanh nghiệp tuyển dụng cho vị trí thiết kế điện.
Tuy nhiên mỗi cá nhân sở hữu chứng chỉ này lại khiến nhà tuyển dụng tin tưởng và ưu tiên nhiều hơn. Vì sao lại vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Giống như tấm bằng Đại học, Cao đẳng hay Tiến Sĩ, Thạc sỹ,… thì chứng chỉ hành nghề thiết kế điện cũng là loại văn bằng thể hiện trình độ của ứng viên. Thực chất đây là một bản xác minh năng lực do cơ quan Nhà nước cấp cho cá nhân hay tập thể nào đó muốn hành nghề thiết kế điện.
Tất nhiên để đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ thì ứng viên cần có vốn kiến thức sâu rộng và tấm bằng tốt nghiệp chuyên môn, cộng thêm với việc trải qua một cuộc thi sát hạch về chuyên ngành.
Để nâng cao giá trị bản thân đồng nghĩa với việc nâng cao cơ hội thành công thì mỗi ứng viên nên bồi dưỡng kiến thức và tham gia thi lấy chứng chỉ hành nghề trong ngành thiết kế điện này, đây cũng là điều kiện lý tưởng nhất để bạn tiến tới ước mơ của mình nhanh hơn đấy.
Một số yêu cầu của chứng chỉ hành nghề thiết kế điện bạn cần nắm rõ
Đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế điện, để sở hữu thì các cá nhân bắt buộc phải có trình độ chuyên môn thuộc những chuyên ngành sau đây:
Điện – Cơ điện công trình, tự động hóa, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng và thông gió – cấp thoát nhiệt.
Nội dung được phép hành nghề khi cấp chứng chỉ cần phải liên quan và phù hợp với những chuyên ngành được theo học, bên cạnh đó lấy thời gian và kinh nghiệm làm căn cứ và thước đo để xác định mức độ hành nghề trong chứng chỉ.
Do đó nếu muốn được hành nghề một cách hợp pháp với chuyên ngành thiết kế điện, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp hành và đáp ứng theo những yêu cầu mà cơ quan chuyên trách Nhà nước đưa ra.
Những đơn vị được cấp và nhận chứng chỉ hành nghề thiết kế điện
Đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện
Bạn có biết những ai cần tới chứng chỉ hành nghề thiết kế điện hay không? Điều này thật quá đơn giản đúng không nào, tất nhiên có nhiều đối tượng có thể tham gia sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện, trong đó có:
(1) Các kỹ sư có chuyên ngành liên quan đến điện, điện tử và trình độ chuyên môn phù hợp.
(2) Những cá nhân đang công tác và làm việc liên quan tới nghề thiết kế điện tại các công trình xây dựng.
(3) Doanh nghiệp, tổ chức hay công ty xây dựng muốn chứng minh năng lực trong hoạt động xây dựng của mình.
Tất cả các đối tượng này đều có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện để nâng cao giá trị bản thân đồng thời khi đi xin việc, cơ hội được trúng tuyển sẽ tăng lên.
Với những công ty hay doanh nghiệp hoạt động chuyên môn thì chắc chắn việc sở hữu chứng chỉ hành nghề hợp pháp do cơ quan Nhà nước cấp sẽ khiến khách hàng của họ yên tâm hơn và khẳng định uy tín, chất lượng của mình trên thị trường.
Đối tượng được phép cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện
Nếu như bạn đã biết những ai là người có thể đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng vậy thì bạn đã tìm hiểu về đối tượng được phép cấp loại chứng chỉ này chưa? Cơ quan Nhà nước chính là đáp án chính xác đối với câu hỏi này.
Tuy nhiên trong Nhà nước có rất nhiều cơ quan chuyên trách khác nhau, vậy thì không biết chứng chỉ hành nghề thiết kế điện sẽ do cơ quan nào cấp đây?
Hãy theo dõi những thông tin dưới đây nếu như bạn chưa biết điều này:
(1) Thứ nhất, do Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng sẽ thực hiện công tác cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện hạng I.
(2) Sở xây dựng địa phương thuộc Sở Xây dựng sẽ phụ trách thực hiện công tác cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện hạng II và hạng III. Cơ quan có thẩm quyền này sẽ phụ trách cấp cho những đối tượng sau đây:
– Những cá nhân đã và đang tham gia hoạt động xây dựng tại các tổ chức hay doanh nghiệp đóng trụ sở tại địa phương xin cấp chứng chỉ.
– Những cá nhân có hoạt động xây dựng độc lập và có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Chứng chỉ hành nghề được cấp trong điều kiện nào
Giống như những chứng chỉ ngành nghề khác, chứng chỉ thiết kế điện cũng sẽ được phân chia thành nhiều hạng khác nhau. Bạn có thể theo dõi những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn về điều này:
Điều kiện thiết kế xây dựng hạng I
Với mỗi hạng được phân chia, đối tượng tham gia cần phải đảm bảo một số yêu cầu cũng như điều kiện cần thiết nhất mà Nhà nước đã ban hành. Ở điều kiện hạng I này, yêu cầu đó được thể hiện như sau:
Với những người đang làm chủ nhiệm, thẩm định hay quản lý thiết kế, thẩm tra thiết kế thì sẽ yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 2 công trình cấp II. và đã từng tham gia hoạt động thiết kế điện, thẩm tra, thẩm định ít nhất 1 công trình cấp I thì sẽ ghi hạng tương ứng trong chứng chỉ hành nghề.
Ngoài ra, ở chứng chỉ thiết kế điện hạng I này, đối tượng xin cấp cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện sau đây:
– Sở hữu trình độ đại học chuyên ngành thiết kế điện hoặc những ngành liên quan đến điện đồng thời có thời gian làm việc thực tế với nghề từ 7 năm trở lên.
– Có chứng chỉ hành nghề cũ còn hạn hoặc đã hết hạn do Sở Xây dựng cấp từ trước đó.
Đó là những yêu cầu đối với hạng I, ngay sau đây hãy cùng tôi khám phá và tìm hiểu thêm về những yêu cầu của hạng II xem có điểm gì khác biệt không nhé.
Điều kiện thiết kế xây dựng hạng II
Ở chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 2 này, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau nếu muốn nhận về bản chứng chỉ hợp pháp và nhanh nhất:
– Đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện cần phải tốt nghiệp hệ đại học và sở hữu tấm bằng chuyên ngành liên quan tới điện và thiết kế điện.
Ngoài ra thời gian thực hiện công việc thực tế liên quan tới chuyên ngành cũng ít nhất từ 4 năm trở lên đối với hạng II.
– Tiếp theo, đối tượng xin cấp chứng chỉ thiết kế điện cần phải làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra liên quan tới mục cấp chứng chỉ ít nhất từ 5 năm với công trình cấp III và đã tham gia thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II trở lên nhưng phải cùng loại với mục ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Đó là một số yêu cầu cấp chứng chỉ hạng II để các bạn đối chiếu và hình dung dễ dàng hơn, tất nhiên để có được chứng chỉ hạng II này thì tất cả những yêu cầu vừa nêu sẽ phải được đáp ứng.
Điều kiện thiết kế xây dựng hạng III
Nếu để ý thì bạn sẽ thấy điều kiện hạng II với hạng III tương đối giống nhau, hãy xem nội dung bên trong là gì nhé:
– Đối tượng tham gia xin cấp chứng chỉ thiết kế điện hạng III phải đạt trình độ đại học trở lên và còn phải có thời gian tham gia công việc thực tế ít nhất từ 2 năm trở lên mới đạt yêu cầu.
– Tiếp theo, đối tượng ấy còn phải tham gia thiết kế, thẩm định hay thẩm tra liên quan tới chuyên ngành và nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề ít nhất 3 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện bao gồm những gì
Ngoài vốn kiến thức, trình độ chuyên môn và những kỹ năng làm việc thực tế với chuyên ngành thiết kế điện, bạn còn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ thật bắt mắt và đầy đủ mới có thể tham dự kỳ thi sát hạch xin cấp chứng chỉ hành nghề sắp tới.
Nếu chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đừng lo mình sẽ đưa ra những gợi ý dưới đây và đó cũng là thủ tục chuẩn để bạn chuẩn bị theo:
(1) Cần 1 đơn đề nghị cơ quan chuyên trách cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế điện. Với giấy tờ này bạn có thể đến tận cơ quan xin cấp để xin mẫu đề nghị để điền thông tin, lưu ý nhớ kèm thêm 2 ảnh kích thước 4×6 có nền màu trằng nhé.
(2) 1 File tệp tin có chứa ảnh màu được chụp từ bản chính gắn trên các văn bằng hay chứng chỉ của bạn về chuyên môn. Điều quan trọng tất cả các văn bằng ấy đều được cơ quan và cơ sở hợp pháp.
(3) Tiếp đến, 1 tệp tin chứa ảnh màu, nhưng đây lại là ảnh được chụp từ chính bản kê khai kinh nghiệm được cơ quan địa phương xác nhận.
(4) Cần thêm 1 tệp tin trong đó chứa ảnh được chụp từ những bản hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã từng tham gia trước đó.
(5) Tiếp đến, 1 tệp tin có chứa ảnh màu được chụp từ chính chứng chỉ hành nghề phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về chứng chỉ thiết kế điện. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành đăng ký chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA LUẬT RONG BA
Công ty luật Rong Ba tự hào là Hãng Luật chuyên sâu về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chúng tôi đi tiên phong cung cấp DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ nhằm giải đáp và hướng dẫn ứng xử pháp luật một cách kịp thời cho đông đảo khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức khác.
Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý liên quan đến các loại giấy phép, pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, thuế, tài chính, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao thông, vận tải, xử phạt hành chính, hợp đồng và các lĩnh vực khác… hãy gọi tel:0347362775.
Quý khách hàng sẽ được kết nối trực tuyến với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba. Quý khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật và được hỗ trợ pháp lý một cách kịp thời.