Chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với những người chỉ huy trưởng muốn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Bởi chứng chỉ này là minh chứng thể hiện trình độ và năng lực của một cá nhân đạt được phù hợp với chức vụ chỉ huy trưởng.
Để có được chứng chỉ này thì người làm chỉ huy trưởng cần phải trải qua những khóa đào tạo, bồi dưỡng năng lực tại các cơ sở giáo dục.
Chứng chỉ Chỉ huy trưởng là gì
Chỉ huy trưởng là người quản lý, giám sát hoạt động, tiến độ thi công công trình hay dự án nào đó.
Chứng chỉ Chỉ huy trưởng là một văn bản, giấy tờ được công nhận năng lực và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này (3 năm bắt đầu từ khi tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên).
Chứng chỉ này có hiệu lực trong cả nước. Điều đó đồng nghĩa với việc dù bạn làm việc ở tỉnh thành nào cũng đều được chấp nhận.
Chứng chỉ Chỉ huy trưởng có thời hạn tối đa là 5 năm. Còn với trường hợp cá nhân nước ngoài thì thời hạn của Chứng chỉ sẽ xác định theo thời gian trong giấy phép lao động/ thẻ tạm trú của cơ quan có thẩm quyền cấp, tuy nhiên cũng không vượt quá 5 năm.
Chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng là gì
Người muốn làm được nghề chỉ huy trưởng ở công trình, dự án cụ thể cho một đơn vị thi công xây dựng thì cần phải có chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng.
Chứng chỉ này tượng trưng cho việc người làm chỉ huy trưởng đã có đủ những kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp. Hay nói cách khác là có đủ trình độ năng lực để đảm nhận vị trí chỉ huy trưởng một dự án công trinh nào đó.
Bởi vì để có chứng chỉ này người học phải trải qua những lớp đào tạo nâng cao sự hiểu biết và khả năng của mình.
Bồi dưỡng những kỹ năng liên quan đến những cách thức thực hiện từng công việc thuộc trọng trách mà nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng đã giao cho người chỉ huy trưởng.
Đối tượng cần có Chứng chỉ
Những cá nhân thuộc 1 trong số đối tượng sau sẽ phải tham gia vào lớp đào tạo và xin cấp Chứng chỉ Chỉ huy trưởng công trình:
Kỹ sư xây dựng đang quản lý dự án, thi công công trình xây dựng.
Là Chỉ huy trưởng của công trường, là cán bộ kỹ thuật ngoài hiện trường hoặc có thể là đội trưởng ở các công trường.
Nhìn chung đây đều là các đối tượng có hoạt động trực tiếp trong các công trường, công trình xây dựng.
Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng
Theo quy định tại Điều 74 nghị định 15/2021/NĐ-CP:
Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;
Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;
Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.
Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;
b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;
c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã tham gia thi công xây dựng.
Như vậy, để có thể làm chỉ huy trưởng công trường thì hoặc là bạn có chứng chỉ hành nghề giám sát hoặc là có kinh nghiệm chỉ huy trưởng (hạng I, hạng II), kỹ thuật thi công (đối với hạng III) là được.
Nếu không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng thì chỉ huy trưởng phải làm một bản kê khai kinh nghiệm, đóng dấu xác nhận của chủ đầu tư hoặc của công ty để chứng minh kinh nghiệm.
Điều này khá là rườm rà. Nên đa số chỉ huy trưởng công trường mà mình gặp, họ chỉ cần trình chứng chỉ hành nghề giám sát của họ phù hợp với loại, cấp công trình đang làm chỉ huy trưởng ra là xong.
Tại sao cần phải có chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng
Là điều kiện để làm việc tại doanh nghiệp thi công xây dựng
Rất nhiều đơn vị doanh nhiệp thi công xây dựng tuyển chọn các vị trí đặc biệt như chỉ huy trưởng dự án, công trình cụ thể nào đó.
Tuy nhiên thì yêu cầu đối với những ứng viên này khá là cao và được chọn lọc kỹ càng. Yêu cầu về việc có sự hiểu biết sâu rộng, trình độ năng lực chuyên sâu về chỉ huy, điều hành dự án, công trình.
Chứng chỉ hành nghề chỉ huy chính là một bằng chứng để các ứng viên show ra với nhà tuyển dụng. Đây là một chứng cớ xác thực, có giá trị pháp lý cao và thể hiện đầy đủ rõ nhất năng lực của người ứng tuyển.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề đã có kinh nghiệm làm việc cũng là một yếu tố giúp một ứng viên có thể đảm nhận được vị trí chỉ huy trưởng.
Thu nhập cao
Nghề chỉ huy trưởng là một nghề vất vả, phải đảm đương trọng trách rất nặng nề. Chức danh này giống như việc thay đơn vị thi công xây dựng thực hiện hết các vấn đề liên quan đến công trình. Chính vì vậy mà mức thù lao và chế độ lương thưởng dành cho người chỉ huy trưởng công trình là rất lớn.
Tuy vậy để làm được chỉ huy trưởng thì cần đáp ứng các yếu tố về năng lực được thế hiện qua chứng hành nghề, kinh nghiệm qua sự trải nghiệm.
Ngoài ra muốn làm được chỉ huy trưởng thì cần phải khả năng tư duy, thuyết phục cùng với tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.
So sánh Chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng và chứng chỉ chỉ huy trưởng
Sự giống nhau
Đây là hai chứng chỉ đều liên quan đến chức vụ người chỉ huy trưởng của một công trình dự án nào đó. Để có được chứng này thì đều phải trả qua các khóa học liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực trình độ chỉ huy.
Phải đạt được những yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật về hoàn thành chương trình nâng cao trình độ. Đủ điều kiện để tốt nghiệp và đáp ứng việc được cấp chứng chỉ thì mới nhận được chứng chỉ.
Sự khác nhau
Tuy có sự giống nhau giữa hai chứng chỉ này nhưng xét về góc độ ý nghĩa và lợi ích của chúng thì lại có sự khác biệt hoàn toàn.
Đầu tiên là chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng là một tấm bằng để giúp người làm chỉ huy trưởng có thể thực hiện các công việc của chỉ huy trưởng.
Nói một cách dễ hiểu đó là ví dụ như bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực dược thì bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề dược.
Nó chính là giấy phép có tính chất pháp lý giúp bạn có thể được thực hiện những công việc về chỉ huy trưởng. Những ai muốn làm chỉ huy trưởng công trình, dự án tại một đơn vị doanh nghiệp thi công xây dựng thì phải chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng.
Tiếp đến là chứng chỉ chỉ huy trưởng được hiểu giống như một tấm bằng để công nhận bạn đủ điều kiện để trở thành chỉ huy trưởng. Nói đến chỗ này sẽ làm nhiều bạn bị rối nhưng hãy bình tình để suy ngẫm ý nghĩa của nó nhé.
Một ví dụ dễ hiểu bạn hãy liên tưởng nó đến một bằng cấp như giấy khen mà bạn được nhận ở trường hồi còn đi học.
Nó như kiểu phong tặng cho bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nào đó được giao và đủ điều kiện để công nhận, tuyên dương.
Chứng chỉ chỉ huy trưởng cũng được hiểu theo nghĩa như vậy. Nó được cấp cho những ai đã đủ năng lực, trình độ chuyên môn liên quan đến chỉ huy trưởng.
Người hoàn thành xong chương trình liên quan đến việc đào tạo chỉ huy trưởng sẽ được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng.
Mẫu chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng được quy định
Chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật trong đó bao gồm những yêu cầu về mẫu chứng chỉ.
Có rất nhiều những văn bản liên quan đến nội dung thông tin mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Mà mẫu chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng thuộc vấn đề chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Chính vì vậy chúng ta sẽ nghiên cứu về các quy định của của mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng để làm cơ sở.
Tại khoản 5 của điều 44 trong Nghị định 100/2018/NĐ-CP thể hiện quy cách và nội dung của mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Và khoản 6 cũng trong điều 44 của Nghị định này quy định về mã số của chứng chỉ hành nghề. Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được thể hiện chi tiết và rõ ràng tại Phụ lục VIII của Nghị định này. Cách thức trình bày và nội dung của mẫu chứng chỉ hành nghề được tóm gọn bằng những nội dung sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nói chung và chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng nói riêng thì đều có kết cấu được in trên 2 mặt và 4 trang. Trang 1 và trang 4 được in trên phông nền màu đỏ, còn trang 2 và trang 3 thì là phông nền màu trắng hoặc vàng nhạt.
Trang 1 của chứng chỉ hành nghề sẽ gồm các thông tin như: quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập – Tự do- Hạnh phúc”, tên chứng chỉ hành nghề, số bao nhiêu, ban hành theo quyết định số … ngày. Trong đó 2 dòng chữ quốc hiệu thì được đặt ở vị trí trên đầu ở giữa cách mép một khoảng.
Tiếp đến là tên chứng hành nghề … được đặt ở giữa, ở dưới là số hiệu của chứng chỉ. Cuối cùng là chú thích ban hành theo quyết định số … ngày cũng được đặt ở vị trí giữa của trang.
Trang 2 là sự trình bày những thông tin cá nhân của người nhận. Góc trái của trang 2 là ảnh 4×6 thể hiện chân dung của người nhận.
Đối diện với ảnh này là chữ ký của người nhận chứng chỉ. Phần dưới là các nội dung về thông tin của người nhận chứng chỉ hành nghề.
Nó bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số cmtnd (hộ chiếu), cấp ngày …tại, quốc tịch, cơ sở đào tạo, hệ đào tạo, trình độ chuyên môn.
Trang 3 là trình bày về lĩnh vực hành nghề đó chính là nội dung được phép hành nghề theo hạng với từng thời hạn. Phí dưới cùng của trang này đó là đại diện theo pháp luật của cơ quan cấp chứng chỉ ký tên và đóng dấu.
Trang 4 thể hiện những nội dung liên quan đến người được cấp chứng chỉ hành nghề phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện 5 quy định.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành đăng ký các loại chứng chỉ trong lĩnh vực xây dựng cho tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.