Chứng chỉ giám sát xây dựng

chứng chỉ giám sát xây dựng

Giám sát thi công xây dựng công trình xây dựng là một hoạt động do cá nhân có năng lực đảm nhiệm thực hiện công việc kiểm tra khối lượng, tiến độ xây dựng, vệ sinh trong lao động, đảm bảo được an toàn lao động của các công trình để thực hiện đúng theo hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật…

Vậy điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng (chứng chỉ giám sát xây dựng) là gì? hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với yêu cầu này được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Rong Ba theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cơ Sở Pháp Lý Khi Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Thi Công Xây Dựng 

Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng được cấp dựa trên các Nghị định và Thông tư của bộ xây dựng. Bao gồm:

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc Hội.

Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Căn cứ vào thông tư số 17/2016 TT – BXD hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công đối với tổ chức, cá nhân.

Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công (chứng chỉ giám sát xây dựng) là gì?

Cùng với hoạt động thi công xây dựng công trình, hoạt động giám sát luôn được thực hiện song song nhằm đảm bảo các doanh nghiệp đơn vị thi công thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết của chủ đầu tư.

Những người hoạt động trong tổ chức này cần phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công – bản đánh giá vắn tắt của Sở xây dựng hoặc Bộ xây dựng nhằm công nhận những cá nhân này có đủ điều kiện để tham gia hoạt động giám sát.

Những cá nhân khi tham gia hoạt động giám sát trong các lĩnh vực sau đây cần phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

Lĩnh vực giám sát thi công công trình dân dụng và công nghiệp, HTKT.

Lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị công trình.

Lĩnh vực giám sát công trình giao thông.

Lĩnh vực giám sát thi công công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Thi Công Xây Dựng(chứng chỉ giám sát xây dựng) Hạng 1, Hạng 2, Hạng 3

Các điều kiện chung trong cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:

Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài.

Có trình độ chuyên môn đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Có trình độ Đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Xây Dựng (chứng chỉ giám sát xây dựng)cHạng 1

Đối với chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng hạng 1, các cá nhân cần đáp ứng những điều kiện sau:

Tốt nghiệp trình độ Đại học, có thời gian kinh nghiệm hoạt động phù hợp với lĩnh vực đề nghị từ 7 năm trở lên.

Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề ít nhất 01 công trình cấp 1 hoặc 2 công trình cấp 2 cùng loại.

Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng còn hạn hoặc hết hạn.

Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Thi Công Xây Dựng (chứng chỉ giám sát xây dựng)cHạng 2

Tốt nghiệp trình độ Đại học, có thời gian kinh nghiệm hoạt động phù hợp với lĩnh vực đề nghị từ 5 năm trở lên.

Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề ít nhất 01 công trình cấp 2 hoặc 2 công trình cấp 3.

Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Thi Công Xây Dựng (chứng chỉ giám sát xây dựng) Hạng 3

Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công tác phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ từ 3 năm đối với Đại học, 5 năm đối với Cao Đẳng hoặc Trung học chuyên nghiệp.

Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp 3 hoặc 02 công trình cấp 4.

Phân Loại Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Làm Xây Dựng(chứng chỉ giám sát xây dựng)

Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình được chia thành các loại sau:

Giám sát thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Giám sát lắp đặt thiết bị công trình, công nghệ.

Giám sát công trình giao thông đường bộ.

Giám sát công trình giao thông cầu.

Giám sát công trình giao thông hầm.

Giám sát công trình cảng.

Giám sát công trình giao thông đường sắt.

Giám sát lắp đặt thiết bị điện công trình.

Giám sát cơ điện công trình.

Giám sát hạ tầng kỹ thuật cấp nước.

Giám sát hạ tầng kỹ thuật thoát nước.

Giám sát hạ tầng kỹ thuật chất thải rắn.

Giám sát công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hồ Sơ Xét Duyệt Xin Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Thi Công Xây Dựng

Theo quy định của Bộ Xây Dựng, hồ sơ xin cấp Chứng chỉ giám sát thi công công trình sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

01 bản đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng quy định tại thông tư 17/2016/BXD.

02 ảnh màu cỡ 04×06 có nền màu trắng.

02 bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung học.

01 Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng.

Quy Trình Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát Thi Công Xây Dựng Hạng 1, 2, 3

Toàn bộ quy trình cấp Chứng chỉ giám sát thi công bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Viện Quản Lý Xây Dựng hướng dẫn khách hàng kê khai hồ sơ.

Bước 2: Viện tiếp nhận hồ sơ của khách hàng nộp và làm thủ tục đăng kí dự thi sát hạch chứng chỉ hành nghề.

Bước 3: Viện hỗ trợ khách hàng hoàn thành kì thi: Ôn tập, tài liệu ôn thi v.v…

Bước 4: Sau khi có kết quả thi,Viện Quản Lý Xây Dựng hoàn thiện hồ sơ và làm việc với cơ quan xin cấp chứng chỉ.

Bước 5: Nhận chứng chỉ và bàn giao cho khách hàng.

Phạm vi hành nghề và hoạt động xây dựng:

Hạng 1: Do Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng – Bộ Xây Dựng cấp. Được làm giám sát trưởng, chỉ huy trưởng trực tiếp giám sát, thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Hạng 2: Do các Sở Xây Dựng địa phương, hội nghề nghiệp được bộ xây dựng cho phép cấp. Được làm giám sát trưởng,  chỉ huy trưởng trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Hạng 3: Cá nhân được làm giám sát trưởng, chỉ huy trưởng và trực tiếp giám sát các công trình xây dựng từ cấp III trở xuống. Ở hạng mức này, cá nhân vẫn được phép tham gia giám sát một số công việc khác của các công trình cấp II cùng loại với cùng 1 loại công trình chứng chỉ hành nghề giám sát.

chứng chỉ giám sát xây dựng

chứng chỉ giám sát xây dựng

Chủ thể có thẩm quyền giám sát thi công

+ Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực được chủ đầu tư thuê giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Đối với loại hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trong hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu:

– Tổng thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;

– Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực được tổng thầu thuê giám sát (với điều kiện tổng thầu có quyền thực hiện giám sát);

– Chủ đầu tư kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu bằng cách cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình với điều kiện có sự thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu.

+ Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:

– Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;

– Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;

–  Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.

Yêu cầu đối với việc giám sát thi công

+ Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

+ Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

+ Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

Nội dung giám sát thi công xây dựng

+ Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;

+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;

+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

+ Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;

+ Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng.

Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

+ Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

+ Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;

+ Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

+ Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;

+ Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

+ Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

+ Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng;

+ Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

+ Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;

+ Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về chứng chỉ giám sát xây dựng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành đăng ký chứng chỉ xây dựng cho tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775