Theo quy định của pháp luật, sau khi một người mất đi thì di sản của họ sẽ được chia cho người khác. Có hai hình thức chia di sản gồm theo di chúc và theo pháp luật.
Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về chia tài sản thừa kế không có di chúc, mời bạn đọc cùng theo dõi định của pháp luật về hàng thừa kế tứ nhất, các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều được chia tài sản thừa kế của.
Theo nguyên tắc chung, nếu người mất có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật.
Quy định về chia tài sản thừa kế không có di chúc
Thừa kế theo pháp luật là gì?
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế theo pháp luật
Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định những hàng thừa kế sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đồng thời, pháp luật cũng đã quy định những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Những trường hợp không được hưởng thừa kế
Ngoài ra, Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 còn quy định những trường hợp không được quyền hưởng di sản, bao gồm:
“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”
Điều kiện nhận thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
Theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự, Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ trường hợp người nhận từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Về chủ thể.
Trước đây, trong quá trình sửa đổi luật đã có nhiều ý kiến cho rằng nên xem xét diện nhận thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Tuy nhiên, ý kiến này không được thừa nhận bởi nếu pháp luật quy định như vậy, thì quyền định đoạt di sản của người để lại di chúc sẽ bị hạn chế tối đa.
Quy định này sẽ bị gây chồng chéo với quy định thừa kế theo pháp luật. Chính vì vậy, diện thừa kế không thuộc nội dung di chúc đến hiện tại chỉ bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.
– Cha, mẹ của người để lại di sản: Cha, mẹ nói đây bao gồm cả cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi. Cha mẹ nuôi phải là cha mẹ nuôi hợp pháp, tuân thủ các quy định liên quan về cha, mẹ nuôi và con nuôi theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
– Vợ, chồng của người để lại di sản. Vợ, chồng phải là vợ, chồng hợp pháp, tuân thủ quy định liên quan của pháp luật hôn nhân – gia đình
Trường hợp “con chưa thành nhiên” hoặc “con đã thành niên”, luật không quy định cụ thể là con đẻ hay con nuôi, con trong giả thú hay con ngoài dã thú. Nên tất cả những người này sẽ thuộc diện nhận thừa kế.
– Con chưa thành niên: Thời điểm xác định con chưa đủ tuổi thành niên là thời điểm mở thừa kế.
– Con thành niên mà không có khả năng lao động: Theo quy định trên, dựa trên quan điểm cá nhân, có thể hiểu người không có khả năng lao động là người từ 15 tuổi trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể) từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu.
Bởi lẽ, khả năng lao động của con người là tổng hợp năng lực về thể chất và tinh thần hay nói cách khác chính là sức lao động của con người được vận dụng trong quá trình lao động tạo ra của cải, vật chất.
Một người thành niên có thể có khả năng lao động hay không có khả năng lao động; một người có khả năng lao động bị suy giảm thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do tuổi già tới một chừng mực nào đó sẽ không có khả năng lao động.
o vậy, để được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc, điều kiện chứng minh phải có kết luận giám định của Hội đồng giám định Y khoa hoặc Hội đồng giám định Pháp y tâm thần.
Điều kiện chung
– Không từ chối hưởng di sản thừa kế theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015
– Không bị mất quyền thừa kế di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015
– Cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế
Điều kiện đặc thù
Để hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Người thuộc diện thừa kế bắt buộc không được hưởng di sản hoặc tuy được hưởng di sản nhưng giá trị của phần di sản thực tế nhỏ hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, nếu di sản thừa kế chia theo pháp luật.
Để xác định 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật chúng ta áp dụng công thức sau:
2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật = 2/3 x (Di sản : Suất thừa kế)
Di sản: Tổng di sản sản sau khi trừ đi khoản chi dùng cho việc thờ cúng, các nghĩa vụ về di sản và các chi phí khác theo Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015
Suất thừa kế: Có nghĩa là tổng những người được chia di sản để tính một suất thừa kế. Suất thừa kế bao gồm những người thừa kế ở hàng thừa kế sau khi đã trừ đi người chối quyền hưởng di sản, người thừa kế không có quyền hưởng di sản.
Chia tài sản thừa kế không có di chúc
Chia thừa kế theo hàng thừa kế
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản, quyền và nghĩa vụ của người mất để lại sẽ được chia như sau:
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Chia thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ; con riêng và bố dượng, mẹ kế
– Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015;
Thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi cũng được áp dụng quy định về thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
– Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015; được áp dụng quy định về thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
Chia thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
Theo Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
– Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về chia tài sản thừa kế không có di chúc. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về chia tài sản thừa kế không có di chúc và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.