Cách chứng minh tài chính du học

cách chứng minh tài chính du học

Visa du học là tấm vé thông hành bắt buộc để sinh viên có thể đến nền giáo dục mơ ước của mình. Dù vậy, chính sách visa của mỗi nước là khác nhau với độ phức tạp khác nhau.

Trong đó, chứng minh tài chính là bước không thể thiếu khi tiến hành hồ sơ xin visa du học, tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của cả phụ huynh và sinh viên.

Đây cũng là khâu phức tạp và khó khăn nhất trong bộ hồ sơ du học – điều mà hầu hết phụ huynh và sinh viên đều công nhận.

Vậy, cách chứng minh tài chính du học như thế nào? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chứng minh tài chính là gì

Chứng minh tài chính (Financial Proofing) là một thuật ngữ trong hồ sơ xin thị thực đi nước ngoài. Là việc chứng minh cho cơ quan lãnh sự thấy rằng, bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích sang nước họ như đã khai trong hồ sơ xin visa. Thông thường, bạn cần chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm và hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập.

Có nhiều mục đích xin visa thị thực nước ngoài như: du học, du lịch, thăm thân, công tác, khám chữa bệnh hay xuất khẩu lao động…

Và tương ứng là số tiền trong sổ tiết kiệm khác nhau. Ví dụ du lịch chỉ cần khoảng 100-200 triệu, nhưng du học có thể lên đến 1-2 tỷ và hồ sơ phức tạp hơn.

Chứng minh tài chính du học có thể gồm 2 bước: bước xin giấy nhập học và bước xin visa. Một số nước còn yêu cầu  chứng minh nguồn gốc hình thành sổ tiết kiệm. Hay còn gọi là chứng minh thu nhập.

Chứng minh tài chính có ý nghĩa như thế nào

Hồ sơ “chứng minh tài chính” của bạn càng nhiều và mạnh thì chắc chắn rằng. Bạn có rất nhiều ràng buộc tại Việt Nam và bạn sẽ không ra nước ngoài để lưu trú “bất hợp pháp”. Đã có rất nhiều trường hợp bị trượt và mất cơ hội xin visa vì không đủ khả năng tài chính.

Trong tất cả các giao dịch, khả năng tài chính của bạn sẽ là thước đo lớn nhất đảm bảo sự thành công của giao dịch đó.

Đơn cử như khi bạn xin visa của một nước nào đó. Đại sứ quán sẽ yêu cầu bạn nộp các giấy tờ chứng minh tài chính của mình như: sổ tiết kiệm ngân hàng. Giấy tờ sở hữu nhà đất, ô tô, cổ phần, cổ phiếu….

Trong hoạt động của doanh nghiệp, với những công ty có khả năng tài chính mạnh sẽ dễ dàng hơn trong các cuộc đua về đấu thầu và thực hiện dự án và tăng khả năng chiến đấu trên thị trường.

Khó khăn của người Việt khi chứng minh tài chính

Chứng minh tài chính du học không đơn giản chỉ là cho thấy những con số mà cần được thể hiện rõ ràng qua giấy tờ chính thống.

Cho dù bạn có dư dả tiền bạc nhưng giấy tờ không đầy đủ, hồ sơ không đủ thuyết phục cũng khó có thể xin visa du học thành công. Đó cũng là lý do có rất nhiều trường hợp khó hoặc không thể tự chứng minh tài chính được.

Việc phải đảm bảo sở hữu một số tiền đủ lớn trong sổ tiết kiệm và chứng minh được thu nhập ổn định hàng tháng không phải là điều dễ dàng.

Không phải là việc bạn vay mượn theo nhiều hình thức để làm tăng số dư trong tài khoản tiết kiệm, sau đó lấy giấy chứng nhận số tiền để nộp cho Lãnh sự quán (sau đó rút tiền từ tài khoản đó để trả lại các chủ nợ) là được.

Cái mà Lãnh sự cần là xác nhận số dư đạt đủ điều kiện đó đã được tồn tại trong bao lâu, thời gian có đủ theo yêu cầu hay không.

Bên cạnh đó, thu nhập của phần lớn gia đình Việt Nam đến từ loại hình lao động, buôn bán tự do, kinh doanh nhỏ lẻ, làm nông nghiệp… thuộc dạng không kê khai rõ ràng về thu nhập với các cơ quan nhà nước nên cực kỳ khó khăn trong việc chỉ ra nguồn thu nhập một cách rõ ràng, thuyết phục trên giấy tờ.

Ngoài ra, chứng minh tài chính du học còn gặp khó khăn vì thủ tục hành chính rườm rà, gây mất thời gian. Những nguyên nhân như chậm chạp, thiếu sót hay thậm chí là không thể chứng minh tài chính hoàn toàn có thể xảy ra, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như làm trì trệ kế hoạch du học của không ít bạn.

Trên thực tế, chứng minh tài chính du học khó vì bạn chưa hiểu rõ các thủ tục cần thiết cũng như cách thức giải trình hồ sơ theo quy định và sao cho thuyết phục nhất.

Mặc dù vậy, việc chứng minh tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn chọn một công ty tư vấn du học uy tín, hiểu rõ quy trình xử lý và giải trình hồ sơ.

cách chứng minh tài chính du học
cách chứng minh tài chính du học

Những cách chứng minh tài chính du học

Bản chất của chứng minh tài chính du học các nước thường giống nhau, gồm 2 phần cơ bản là sổ tiết kiệm và hồ sơ chứng minh thu nhập, ngoài ra còn có chứng minh tài sản sở hữu.

Thực tế, 2 phần này có liên quan và bổ sung cho nhau. Nếu như sổ tiết kiệm chứng minh khả năng chi trả học phí, chi phí đi lại, sinh hoạt phí thì hồ sơ chứng minh thu nhập sẽ cho thấy nguồn gốc thu nhập hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, đồng thời sẽ trả lời cho câu hỏi tiền trong sổ tiết kiệm ở đâu ra.

Hồ sơ chứng minh thu nhập

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc là vì sao đã có sổ tiết kiệm rồi mà vẫn phải chứng minh thu nhập. Rất đơn giản, Lãnh sự muốn biết nguồn gốc của số tiền đó là từ đâu.

Hồ sơ chứng minh thu nhập sẽ cho thấy thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của bạn hoặc bố, mẹ, người bảo trợ tài chính cho bạn.

Nguồn thu nhập này có thể đến từ tiền lương hàng tháng, lợi nhuận kinh doanh, tiền cho thuê nhà/đất, thu nhập từ cổ phần/cổ phiếu hay góp vốn kinh doanh, thu nhập từ nông – lâm – ngư nghiệp…

Các khoản thu nhập phải bắt nguồn từ các hoạt động hợp pháp, có tính ổn định. Đó cũng là nguồn tích lũy để hình thành sổ tiết kiệm, tài sản khác.

Bạn phải có giấy tờ giải trình nguồn gốc thu nhập của bản thân hoặc những người sẽ hỗ trợ tài chính cho bạn trong suốt quá trình du học. Qua đó phải cho thấy tính minh bạch, hợp pháp, hợp lệ.

Ngoài ra, những tài sản sở hữu có giá trị như nhà đất, bất động sản, xe hơi… cũng là yếu tố giúp hồ sơ của bạn đẹp hơn, tăng tỉ lệ thành công trong việc chứng minh tài chính.

Dù những tài sản giá trị có thể không phải là nguồn ngân sách để bạn du học nhưng sẽ giúp khẳng định khả năng tài chính vững vàng, có tính ổn định, nhờ đó độ tin cậy sẽ cao hơn và hồ sơ của bạn cũng có khả năng thông qua thuận lợi hơn.

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp lẫn quy trình xét visa của mỗi nước mà yêu cầu xét hồ sơ tài chính cũng sẽ khác nhau.

Một số quốc gia chỉ cần bạn trình sổ tiết kiệm, cũng có quốc gia xét đồng thời cả sổ tiết kiệm lẫn nguồn thu nhập.

Chẳng hạn như khi du học Úc hay New Zealand, số tiền trong sổ tiết kiệm phải đủ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí, chi phí đi lại cho 1 năm (lý tưởng là 1 – 1,2 tỉ đồng), cộng với chứng minh thu nhập khoảng 50 – 60 triệu đồng/tháng. Lãnh sự quán cũng sẽ căn cứ vào từng hồ sơ cụ thể để yêu cầu bổ sung thêm tài sản sở hữu khác khi cần thiết.

Sổ tiết kiệm

Đây là một trong những phương thức chứng minh tài chính cơ bản nhất khi làm hồ sơ du học. Thực chất, đây cũng là một loại tài sản.

Lãnh sự cần xem xét những tài sản có tính thanh khoản cao (hay còn gọi là tính lưu động), trong đó tiền mặt là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nhất.

Dù vậy, họ lại không thể yêu cầu người nộp đơn xin visa mang toàn bộ số tiền mặt theo quy định lên để đếm, và giải pháp thay thế là sổ tiết kiệm.

Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản chỉ kém tiền mặt và được ngân hàng xác nhận, do đó có độ tin cậy cao. Vì vậy, Lãnh sự các nước đều yêu cầu chứng minh tài chính thông qua sổ tiết kiệm. Bạn sẽ cần xuất trình sổ và xác nhận số dư của ngân hàng trong tài khoản tiết kiệm.

Số tiền cần có trong sổ tiết kiệm sẽ khác nhau tùy quy định của quốc gia lẫn khóa học của bạn. Bạn cũng cần lưu ý về thời hạn mở sổ tiết kiệm.

Thời hạn mở sổ ở đây được tính từ lúc bạn lập sổ cho đến lúc nộp hồ sơ visa. Úc, New Zealand, Mỹ, Canada tương đối giống nhau, bạn cần mở trước 3 tháng khi nộp hồ sơ xét duyệt visa hoặc lý tưởng nhất là 6 tháng. Đối với nước Anh thì chỉ cần mở sổ trước khi nộp hồ sơ 28 ngày là hợp lệ.

Vì sao phải chứng minh tài chính khi xin visa du học

Có thể hiểu chứng minh tài chính là việc xuất trình các loại giấy tờ cho thấy bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích du học.

Ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, chứng minh tài chính là yêu cầu cần thiết khi bạn nộp hồ sơ xin visa du học nhằm hạn chế tình trạng mượn danh nghĩa du học để sang cư trú, làm việc bất hợp pháp.

Trên thực tế, việc chứng minh tài chính giúp thiết lập sự tin tưởng giữa sinh viên với Lãnh sự quán các nước về khả năng kinh tế của bạn và gia đình.

Tiềm lực kinh tế đủ mạnh đồng nghĩa với các khoản chi phí cho suốt quá trình học sẽ được cung cấp đầy đủ. Khi đó bạn có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng những vấn đề khác.

Chứng minh tài chính được xem là sự đảm bảo, cam kết rằng bạn sang nước họ chỉ với mục đích học tập nghiêm túc chứ không phải vì bất kỳ lý do hay mục đích nào khác.

Hiện nay có một số quốc gia không yêu cầu chứng minh tài chính (ví dụ như Úc) nhưng thực tế bạn vẫn cần xuất trình hồ sơ tài chính để trường xét, khi trường xét thấy đủ khả năng tài chính và có sự ổn định thì mới quyết định nhận hay không nhận sinh viên.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến cách chứng minh tài chính du học. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về cách chứng minh tài chính du học.

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.    

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775