Chứng nhận VietGAP ra đời thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển một cách bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội tại Việt Nam. Vậy, các cơ sở được chứng nhận vietgap bao gồm những cơ sở nào? Điều kiện ra sao?
Bài viết dưới đây của Luật Rong Ba sẽ giới thiệu về các cơ sở được chứng nhận vietgap.
VietGAP là gì?
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản xuất.
VietGAP là Bộ tiêu chuẩn riêng của Việt Nam.
VietGAP được chia thành 3 nhóm:
- VietGAP trồng trọt: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,…
- VietGAHP chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,…
- VietGAP thủy sản: Cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…
Giấy chứng nhận VietGAP là gì?
Chứng nhận VietGAP là một trong những điều kiện bắt buộc dành cho nông sản Việt nếu muốn có mặt tại các hệ thống siêu thị Việt Nam. Chứng nhận VietGAP là minh chứng khẳng định chất lượng của các sản phẩm như: thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam.
Chứng nhận VietGAP không chỉ dành cho nông hộ, nhà sản xuất. Mà còn cần thiết cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trước khi được cấp giấy chứng nhận VietGAP, có rất nhiều điều kiện và lưu ý mà bạn cần quan tâm.
Tại sao doanh nghiệp cần có trong tay giấy chứng nhận VietGAP.
Việc có trong tay Giấy chứng nhận VietGAP sẽ mang lại cho doanh nghiệp không ít thuận lợi, cụ thể như sau:
– Khẳng định thương hiệu nông sản Việt, qua đó tạo lòng tin với người tiêu dùng giúp họ sử dụng những sản phẩm có chất lượng, an toàn VSTP. Đây là mục tiêu chính mà VietGAP mang lại.
– Có trong tay VietGAP sẽ giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định.
– Việc lựa chọn theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp các doanh nghiệp không chỉ nâng cao, ổn định chất lượng đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghệp chế biến mà còn giúp họ phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP tạo tiền đề cho việc áp dụng thành công những hệ thống quản lí tiên tiến khác.
Điều kiện ‘cần và đủ’ khi chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tại Việt Nam
Tại Việt Nam, VietGAP được ban hành vào ngày 28/1/2008, đây là tiêu chuẩn riêng của Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:
– Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất.
– Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
– Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
– Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Tính chi phi chứng nhận VietGAP
– Đối tượng đánh giá: Cần xác định xem đối tượng đánh giá chứng nhận VietGAP là gì? Từng loại sản phẩm sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Ví dụ như các tiêu chí đánh giá mô hình Cây ăn quả sẽ khác với mô hình Rau. Mỗi loại cây ăn quả lại cũng có tiêu chí đánh giá khác nhau tùy thuộc vào đặc tính từng loại. Vì thế chi phí kiểm tra, đánh giá cũng khác nhau.
– Diện tích nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng cũng là một yếu tố quan trọng để xác định công lao động của chuyên gia. Diện tích nuôi trồng lớn thì tổng thời gian đánh giá cua các chuyên gia cũng nhiều hơn => Công đánh giá nhiều hơn các cơ sở có diện tích nuôi trồng nhỏ.
– Khoảng cách giữa các vùng nuôi trồng: Tại cơ sở sản xuất, nếu các vùng nuôi trồng được quy hoạch tập trung thì sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Trong trường hợp các vùng nuôi trồng chưa được quy hoạch tập trung thì việc di chuyển để đánh giá giữa các vùng của chuyên gia sẽ mất thời gian. Thời gian đánh giá của chuyên gia sẽ nhiều hơn.
– Hình thức đánh giá: Hình thức đánh giá cũng sẽ quyết định đến chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP. Chứng nhận lần đầu, chuyên gia xây dựng toàn bộ kế hoạch, tài liệu… nhưng đến giám sát hoặc tái chứng nhận thì có một số hoạt động dựa trên thông tin đã có từ chứng nhận lần đầu. Như thế sẽ giảm bớt thời gian cần thiết của chuyên gia. Chi phí công chuyên gia cũng sẽ ít hơn.
– Các chi phí khác: Các chi phí in ấn tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá chứng nhận VietGAP. Chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá chứng nhận.
Các cơ sở được chức chứng nhận VietGap
Có thể nói, những giá trị mà chứng nhận VietGap mang lại là rất to lớn và có ý nghĩa trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín chất lượng cho sản phẩm. Vì vậy đây được xem như là một mục tiêu chung mà mọi cá nhân hay tổ chức sản xuất nông nghiệp và thủy sản đều cố gắng hướng tới. Và cũng chính vì những giá trị mà chứng nhận VietGap mang lại là hết sức to lớn nên không phải cá nhân hay tổ chức sản xuất nào cũng đủ điều kiện để có được chứng nhận này.
Hơn nữa để có được chứng nhận VietGap thì cần đến nhiều hồ sơ và phải thực hiện nhiều thủ tục xác minh. Cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP gồm:
+ Giấy chứng nhận ĐKKD;
+ Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
+ Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá theo mẫu biểu của Phụ lục X kèm theo Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT;
+ Thuyết minh về quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm;
+ Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp;
+ Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả và chè an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận VietGAP:
+ Đánh giá quá trình sản xuất chi tiết cho từng loại sản phẩm;
+ Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP;
+ Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ và tài liệu lưu trữ đối với cơ sở chăn nuôi mà có nhiều thành viên.
Chính vì phải thẩm định nhiều hồ sơ giấy tờ và thủ tục để xác minh cũng khá là nhiều và phức tạp nên cũng chỉ có một số tổ chức nhất định cũng mới đủ thẩm quyền và chức năng để cung cấp chứng nhận VietGap. Hơn nữa, chứng nhận VietGap cho mỗi lĩnh vực cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi hay thủy sản sẽ là những tổ chức chuyên trách khác nhau. Cụ thể như sau:
Các cơ sở được chứng nhận vietgap trồng trọt bao gồm :
+ Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5 tại Cà Mau
+ Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tại Hà Nội
+ Viện Nghiên cứu hạt nhân, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, tỉnh Lâm Đồng
+ Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang
+ Trung tâm Chất lượng nông lâm thuỷ sản vùng 1 tại Hải Phòng
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 6 tại Cần Thơ
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 tại Khánh Hòa
+ Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3), Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp HCM, Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất khẩu (CAFECONTROL) tại Hồ Chí Minh
+ Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp Thái Nguyên
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 tại Đà Nẵng
Các cơ sở được chứng nhận vietgap chăn nuôi bao gồm :
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 6 tại Cần Thơ
+ Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT), Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 – SMEDEC 2, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert, Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội tại Hà Nội
+ Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp Thái Nguyên
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4 tại Hồ Chí Minh
+ Trung tâm Chất lượng nông lâm thuỷ sản vùng 1 tại Hải Phòng
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 tại Khánh Hòa
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 tại Đà Nẵng
Các cơ sở được chứng nhận vietgap thủy sản bao gồm :
+ Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT), Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản, Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam (FITES)
+ Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5 tại Cà Mau
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 tại Đà Nẵng
+ Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4 tại Hồ Chí Minh.
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP
Trách nhiệm:
a) Đảm bảo và duy trì điều kiện sản xuất/sơ chế; đánh giá nội bộ đáp ứng yêu cầu của VietGAP;
b) Thực hiện VietGAP theo đúng phạm vi được chứng nhận. Khi có thay đổi ảnh hưởng đến thực hiện VietGAP phải thông báo ngay cho tổ chức chứng nhận để theo dõi, giám sát;
c) Có hành động khắc phục những điểm không phù hợp đúng thời hạn khi bị cảnh cáo hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP;
d) Trả đầy đủ chi phí cho tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận VietGAP theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này;
đ) Thể hiện các thông tin trung thực về sản phẩm được chứng nhận VietGAP trên nhãn hàng hóa và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm theo VietGAP.
e) Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm: phải tạm dừng phân phối lô sản phẩm, thu hồi sản phẩm nếu đã đưa ra lưu thông trên thị trường, điều tra xác định nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm và tiến hành biện pháp khắc phục đồng thời ghi chép trong hồ sơ. Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.
Quyền hạn:
a) Bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết quả đánh giá, giám sát của Đoàn đánh giá, giám sát;
b) Khiếu nại về kết quả chứng nhận, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng mã số chứng nhận VietGAP, logo VietGAP theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc logo hoặc dấu hiệu của tổ chức chứng nhận theo thỏa thuận với tổ chức chứng nhận;
d) Lựa chọn tổ chức chứng nhận VietGAP, phòng thử nghiệm được chỉ định. Trong trường hợp thay đổi tổ chức chứng nhận, cơ sở sản xuất phải cung cấp đủ thông tin cần thiết và khai báo mã số chứng nhận VietGAP cũ với tổ chức chứng nhận mới;
đ) Sản phẩm được sản xuất/ sơ chế phù hợp với VietGAP là căn cứ để cơ sở sản xuất công bố sản phẩm an toàn tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
e) Lựa chọn, thuê tổ chức, cá nhân tư vấn trong quá trình chuẩn bị, đăng ký, đánh giá chứng nhận VietGAP.
Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức chứng nhận VietGAP
Trách nhiệm:
a) Thực hiện hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP theo đúng quy định tại Thông tư này; các chuyên gia đánh giá phải đeo thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP khi thực hiện đánh giá;
b) Căn cứ quy định tại Thông tư này và yêu cầu củaTCVN 7457:2004 tổ chức chứng nhận xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký, trình tự các bước, thời gian, đánh giá, cấp, cấp lại, gia hạn, giám sát, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận VietGAP, kinh phí cấp Giấy chứng nhận cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên Website hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác;
c) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận VietGAP;
d) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả đánh giá sự phù hợp trong quá trình thực hiện đánh giá, chứng nhận, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
đ) Không thực hiện dịch vụ tư vấn VietGAP cho cơ sở sản xuất đã ký hợp đồng chứng nhận VietGAP;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận VietGAP;
g) Báo cáo về cơ quan chỉ định và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có hoạt động chứng nhận ngay sau khi cấp, cấp lại, giám sát, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP của cơ sở sản xuất để kịp thời cung cấp thông tin cho người tiêu dùng biết;
h) Báo cáo cơ quan chỉ định khi có thay đổi về: tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức và lãnh đạo, chính sách, thủ tục, địa chỉ, điện thoại trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
Trường hợp bổ sung hoặc mở rộng phạm vi hoạt động của chuyên gia đánh giá phải gửi Danh sách chuyên gia đánh giá, kèm theo các văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 của Thông tư này về cơ quan chỉ định; chỉ được cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chỉ định.
i) Thông báo trên Website hoặc phương tiện thông tin đại chúng kết quả cấp, cấp lại, gia hạn, giám sát, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP;
k) Thực hiện cấp mã số VietGAP tự động qua Website theo quy định tại Thông tư này.
Quyền hạn:
a) Cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP theo quy định tại Thông tư này;
b) Cấp, cấp lại, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP theo quy định tại Thông tư này;
c) Giám sát việc thực hiện Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP trong phạm vi chứng nhận.
d) Được thanh toán chi phí chứng nhận theo hợp đồng thoả thuận với cơ sở sản xuất có nhu cầu chứng nhận sản phẩm phù hợp VietGAP.
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến các cơ sở được chứng nhận vietgap. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng những tiêu chuẩn của loại chứng nhận này, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.