Bồi thường danh dự nhân phẩm

bồi thường danh dự nhân phẩm

Danh dự, nhân phẩm là những yếu tố nhân thân phi tài sản gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về bồi thường danh dự nhân phẩm , hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Thế nào là danh dự, nhân phẩm?

Danh dự là sự coi trọng của xã hội về con người hoặc tổ chức nào đó và được thừa nhận như một quyền nhân thân.

Là phạm trù cá nhân mang tính xã hội, luôn gắn liền với chủ thể xác định, là một trong những yếu tố để khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm.

Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo Hiến pháp

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một quyền hiến định.

Theo khoản 1 Điều 20 Luật hiến pháp 2013:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo Bộ luật dân sự

Cụ thể hóa Điều 20 của Hiến pháp, trong Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

bồi thường danh dự nhân phẩm
bồi thường danh dự nhân phẩm

Danh dự, nhân phẩm là những yếu tố nhân thân phi tài sản gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ các thông tin đã gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân.

Cá nhân không chỉ được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi còn sổng mà cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ.

Cụ thể, vợ, chồng hoặc con thành niên của người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín; hoặc cha, mẹ của cá nhân này trong trường hợp cá nhân không có vợ, chồng, con thành niên.

Uy tín là khả năng tác động của người đó đến người khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hoá người khác, làm cho người khác tin tưởng, phục tùng và tuân theo mình một cách tự giác.

Theo Hiến pháp 2013 thì công dân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Đây là quyền nhân thân của mỗi người, được pháp luật bảo vệ,

” Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khảo, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình,…

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm; uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng phải được gỡ bỏ, cải chính,…

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng;

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm; uy tín còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi; cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Xác định thiệt hại

Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm; uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều 592 Bộ luật dân sự 2015

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Theo Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP:

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm:

+ Chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự; nhân phẩm; uy tín của người bị thiệt hại;

+ Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;

+ Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc;

+ Cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại;

+ Các chi phí thực tế cần thiết khác để hạn chế khắc phục thiệt hại (nếu có)

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

+ Nếu trước khi danh dự; nhân phẩm; uy tín bị xâm phạm, người xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự; nhân phẩm; uy tín bị xâm phạm; người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút đó;

+ Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiên theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm; uy tín bị xâm phạm

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự; nhân phẩm; uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm;

+ Trong mọi trường hợp khi danh dự; nhân phẩm; uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

+ Căn cứ vào hướng dẫn theo Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị xâm hại;

Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình…); hành vi xâm phạm; mức độ lan truyền thông tin xúc phạm.

+ Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận;

Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần; nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Thời hạn hưởng bồi thường

+ Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến chết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn:

+ Người chưa thành niên hoặc đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ 18 tuổi; trừ trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

+ Người chưa thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

( Theo bộ luật dân sự 2015)

Xúc phạm danh dự người khác bị phạt như thế nào?

Bị xử phạt hành chính

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

“Có cử chỉ, lời nói thô bạo, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”

Cũng theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi:

“Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự; nhân phẩm của cá nhân.”

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; uy tín của người khác nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 155 Bộ luật hình sự 2015:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a, Phạm tội 02 lần trở lên;

b, Đối với 02 người trở lên;

c, Lợi dụng chúc vụ, quyền hạn;

d, Đối với người đang thi hành công vụ;

đ, Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e, Sử dụng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiên điện tử để phạm tội;

g, Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tôi thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a, Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b, Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung bồi thường danh dự nhân phẩm. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí.

Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin