Trên thị trường hiện nay việc tạo dựng một thương hiệu chất lượng thì phải trải qua rất nhiều công đoạn đăng ký chứng nhận và được đánh giá bằng sự hài lòng của người tiêu dùng. Bất cứ cá nhân, tổ chức nào khi hoạt động trên thị trường đều tạo lập cho riêng mình một thương hiệu riêng và đều có chung một mục tiêu là khẳng định chất lượng riêng của thương hiệu mình. Pháp luật cũng đã có những quy định riêng để bảo hộ thương hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về bảo hộ thương hiệu qua bài viết dưới đây nhé!
Thương hiệu là gì?
Theo quan điểm đơn giản nhất, thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp. Một thương hiệu có thể bao gồm cả nhãn hiệu, cũng có thể cả tên gọi hàng hóa, đôi khi chứa cả yếu tố kiểu dáng công nghiệp, hay bản quyền tác giả.
Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu là một dấu hiệu, có thể hữu hình hay vô hình, đặc biệt để nhận biế một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Như vậy, tóm lại, thương hiệu có thể là bất cứ cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết rõ ràng với các sản phẩm hay doanh nghiệp cùng loại.
Bảo hộ thương hiệu là gì
Bảo hộ thương hiệu là một hình thức mới của sản phẩm được tập hợp từ những cảm nhận, các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, những trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ hay một doanh nghiệp với các khía cạnh: giá trị, mô tả nhận diện, cá tính.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc cần thiết và quan trọng để chủ sở hữu thương hiệu có thể chứng minh quyền sở hữu của mình với bên thứ 3, qua đó giúp chủ sở hữu được toàn quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Việc đăng ký thương hiệu là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu.
Bảo hộ thương hiệu là việc chủ thương hiệu nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu thương hiệu sẽ được toàn quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mình đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi sử dụng thương hiệu hiệu khi chưa được phép của chủ sở hữu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chủ sở hữu có quyền đề nghị cơ quan chức năng tiến hành biện pháp pháp lý cần thiết để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu đã đăng ký, đồng thời bên vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị trách nhiệm hình sự với hành vi xâm phạm.
Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?
Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được Luật Hoàng Phi hướng dẫn chi tiết để khách hàng tham khảo. Về cơ bản, sau khi đơn đăng ký đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký sẽ trải qua các bước như sau:
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn mẫu sẽ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Khách hàng sẽ trình bày ý tưởng thương hiệu muốn thiết kế, căn cứ vào ý tưởng của khách hàng, bộ phận thiết kế sẽ thiết kế mẫu thương hiệu để khách hàng tham khảo và lựa chọn.
Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu
Chủ sở hữu sẽ tiến hành tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để xem thương hiệu có trùng hoặc tương tự với bên khác đã đăng ký trước đó hay chưa?
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Sau khi kết quả tra cứu cho thấy thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu để nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký
Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
Sau khi kết quả tra cứu nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký. Đơn đăng ký sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định như sau:
+ Thẩm định hình thức đơn:
Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục SHTT sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Sau khi thẩm định hình thức đơn đăng ký, Cục SHTT sẽ ra thông báo chấp nhận/ từ chối chấp nhận đơn:
– Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
– Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn và yêu cầu chủ sở hữu phải sửa đổi/bổ sung thông tin đơn đăng ký
+ Công bố đơn đăng ký trên công báo số ra hàng tháng
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Khách hàng có thể trực tiếp vào website của Cục SHTT là NOIP.GOV.VN để tham khảo việc công bố đơn đã đăng ký.
+ Thẩm định nội dung đơn:
Trong vòng từ 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố. Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Sau khi hoàn thành việc thẩm định nội dung đơn đăng ký, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
– Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
– Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ đăng ký thương hiệu
Sau khi nhận được thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu cần nộp phí cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu để được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Điều kiện để được đăng ký bảo hộ thương hiệu
Chủ sở hữu cần lưu ý khi điều kiện để thương hiệu được đăng ký là không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký trước đó cho cùng sản phẩm, dịch vụ tại Cục sở hữu trí tuệ, thương hiệu không được hình thành từ những chứ cái, cụm từ đơn giản, không là dấu hiệu chỉ thời gian hoặc mô tả trực tiếp cho sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp…vv.
Ví dụ: Cụm từ “hotel” không thể được đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ khách sạn do từ hotel được dịch sang tiếng việt là khách sạn (mô tả trực tiếp cho dịch vụ mình cung cấp)
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định rất rõ các trường hợp thương hiệu sẽ không được bảo hộ, quý khách hàng có thể tham khảo quy định này trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là quyền của tổ chức/cá nhân/công ty và không phải là quy định bắt buộc đối với chủ sở hữu. Vậy, tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu khi đây đúng là quy định không bắt buộc.
Như chúng ta đã biết, việc phát triển 1 thương hiệu để nó được sử dụng rộng rãi và nhiều người biết đến đòi hỏi chủ sở hữu phải bỏ ra 1 số tiền lớn để quảng bá thương hiệu, nhất là thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Ví dụ: Vinamilk hàng năm chi phí đến vài ngàn tỷ động cho việc quảng cáo sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk.
Việc bỏ ra 1 số tiền lớn như thế để phát triển thương hiệu nhưng nếu chúng ta không tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, thương hiệu của chúng ta rất dễ bị làm nhái hoặc thậm trí làm giả nhưng chúng ta không thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền khi không chứng minh được ai là chủ sở hữu. Đặc biệt hơn, thương hiệu của chúng ta có thể bị bên thứ 3 đăng ký mất và yêu cầu chúng ta 1 khoản tiền lớn đến mua lại. Bài học này ở Việt Nam đã gặp rất nhiều khi không đăng ký sẽ có thể bị mất bất kỳ lúc nào.
Đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng, quá đó tránh được mọi rủi ro và bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình, tạo tiền đề cho việ phát triển lâu dài sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?
Đăng ký thương hiệu được tiến hành tại cơ quan quản lý thương hiệu, đối với cá nhân/tổ chức/công ty có quốc tịch Việt Nam có thể nộp trực tiếp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Đối với các tổ chức/cá nhân/công ty nước ngoài khi nộp đơn đăng ký bắt buộc phải ủy quyền cho công ty đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký (Luật Hoàng Phi là Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ). Mục đích của quy định là vì các công ty/cá nhân/tổ chức nước ngoài không có kiến thức chuyên sâu về pháp luật hoặc sử dụng ngôn ngữ Việt Nam. Do đó, việc sử dụng tổ chức đại diện là cần thiết và là quy định bắt buộc khi các thành phần này không hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Thương hiệu sẽ phát sinh quyền từ thời điểm chủ sở hữu nôp đơn đăng ký và theo quy định của Việt Nam, ai nộp đơn trước sẽ được quyền ưu tiên trước. Do đó, ngay sau khi hoàn thành thương hiệu và trước khi đưa thương hiệu sản phẩm ra thị trường, khách hàng nên tiến hành đăng ký càng sớm càng tối để có ngày ưu tiên sớm nhất.
Sau khi đơn đăng ký được nộp, khách hàng sẽ có thể sử dụng tạm thời thương hiệu cho sản phẩm của mình, chủ sở hữu sẽ có toàn bộ quyền đối với thương hiệu sau khi được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền bao gồm những tài liệu sau:
– Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ sở hữu (để lấy thông tin và áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân);
– Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (để lấy thông tin trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là công ty)
– Mẫu thương hiệu cần đăng ký (file mềm là tốt nhất)
– Danh mục sản phẩm, dịch vụ để đăng ký cho thương hiệu (danh mục sản phẩm dịch vụ chính là đối tượng mà thương hiệu sẽ gắn lên hoặc sử dụng)
Ví dụ: Thương hiệu TOYOTA được gắn lên sản phẩm xe tô tô ( xe ô tô chính là nằm trong danh mục sản phẩm) hoặc chữ VINMART được đăng ký cho siêu thị (siệu thị chính là dịch vụ mua bán hàng hóa nằm trong danh mục dịch vụ)
– Giấy uỷ quyền cho Tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký (Áp dụng trong trường hợp khách hàng ủy quyền cho Tổ chức Đại diện nộp đơn đăng ký).
Hồ sơ đăng ký còn có thể những tài liệu khác phụ thuộc vào từng đơn đăng ký cụ thể và sẽ được Luật sư của Luật Hoàng Phi tư vấn cho từng trường hợp khác nhau.
Thời gian bảo hộ thương hiệu bao lâu?
Thời gian để bảo hộ thương hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, khách hàng có thể gia hạn nhiều lần thương hiệu sau khi hết hạn 10 năm bảo hộ.
Việc gia hạn bảo hộ thương hiệu sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi thương hiệu hết hạn hoặc sau 6 tháng tính từ thời điểm hết hạn (trường hợp này khách hàng sẽ phải chi trả thêm 1 khoản phí cho việc gia hạn muộn). Do đó, để tránh những rủi ro như quên không gia hạn sau sáu tháng dẫn đến việc thương hiệu hết hiệu lực hoặc phải nộp phí gia hạn muộn khách hàng nên chú ý đến khoảng thời gian gia hạn nhãn hiệu.
Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến bảo hộ thương hiệu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành đăng ký bảo hộ đối với thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.