Bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh 1 lần không

bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh 1 lần không

Câu hỏi: Kính chào Luật Rong Ba, mong các luật sư giải đáp giúp tôi bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh 1 lần không? Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp như thế nào. Rất mong được hồi âm.

Trả lời:

Chào bạn!

Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới thị trường lao động, nhất là lao động ở ngành dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để duy trì hoạt động các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí và nhân sự do đó số lượng người nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, không ít người lao động vì không nắm rõ cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất đi rất nhiều quyền lợi.

Sau đây Luật Rong Ba xin được giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh 1 lần như sau:

Bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh 1 lần không?

Theo điều 50 luật việc làm 2013 thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Nếu người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được từ 12 đến 36 tháng thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng (mức hưởng 60% được quy định).

Đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Bên cạnh đó, theo điều 17 nghị định 28/2015/NĐ – CP, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 1 của người lao động sẽ là 05 ngày từ khi có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp sẽ được chi trả trong thời gian 12 ngày từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng đó. Như vậy, người lao động sẽ không thể hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần cho tất cả số tháng được hưởng trợ cấp.

Bảo hiểm thất nghiệp được lấy mấy lần?

Điều 45, luật việc làm 2013 quy định chi tiết về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động như sau:

“Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 điều 53 của luật này”.

Như vậy, theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm thì người lao động không bị giới hạn số lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tuy nhiên trong mỗi lần hưởng không được vượt quá 12 tháng trợ cấp.

bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh 1 lần không
bảo hiểm thất nghiệp có được lãnh 1 lần không

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điều 49 luật việc làm 2013 như sau:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 43 của luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 43 của luật này;

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 46 của luật này;

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp 

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

Sổ bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, người lao động cũng cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi có đủ hồ sơ, người lao động thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28 năm 2015 của Chính Phủ quy định:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp (không phụ thuộc vào nơi đang ở hay nơi đang làm việc).

Bước 2. Giải quyết hồ sơ

Cũng theo Nghị định 28, cụ thể khoản 1 Điều 18, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong trường hợp được nhận trợ cấp thất nghiệp, theo khoản 2 Điều 18, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.

Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Ví dụ:

Ngày 01/01/2020, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Ngày 20/01/2020, trung tâm dịch vụ việc làm ra Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Ngày bắt đầu tính hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày 16/01/2020.

Ngày chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên: Từ 20/01 – 25/01/2020.

Ngày chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2: Từ 16/02 – 27/02/2020.

Ngày chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2: Từ 16/03 – 27/03/2020.

Bước 4. Hàng tháng thông báo tìm kiếm việc làm

Khoản 1 Điều 19 Nghị định này còn quy định, hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775