Báo cáo tài chính và báo cáo thuế là hai văn bản quan trọng của các doanh nghiệp. Chúng bao gồm rất nhiều giấy tờ quan trọng mà kế toán phải tổng hợp lại để nộp cho các cơ quan nhà nước. Sự khác nhau giữa báo cáo thuế và báo cáo tài chính là gì? Những chỉ tiêu nào được đưa ra để so sánh được hai loại báo cáo này. Vậy báo cáo tài chính thuế được quy định như thế nào. Bài viết về báo cáo tài chính thuế của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.
Khái quát về báo cáo tài chính thuế
Báo cáo thuế tài chính là gì?
Báo cáo thuế được hiểu là hoạt động kê khai các tờ hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong khi mua hàng. Ngoài ra báo cáo thuế còn phản ánh thuế giá trị gia tăng đầu ra được thể hiện qua các hóa đơn dịch vụ. Báo cáo thuế là cầu nối để các cơ quan có trách nhiệm quản lý nắm bắt được sự hoạt động của doanh nghiệp. Người lập báo cáo thuế phải nắm rõ được các quy định của pháp luật liên quan đến báo cáo thuế. Các luật này bao gồm thời hạn nộp tờ kê khai thuế, các loại giấy tờ trong báo cáo, thời hạn nộp tiền thuế,…
Báo cáo thuế được hiểu là hoạt động kê khai các tờ hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong khi mua hàng
Báo cáo thuế bao gồm những giấy tờ gì?
Khi tiến hành lập báo cáo, ngoài văn bản gốc bạn phải có kèm theo các loại hóa đơn và biên bản có liên quan. Báo cáo thuế nhất định phải có các giấy tờ sau đây mới có thể nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:
Giấy tờ kê khai thuế giá trị gia tăng các tháng và quý trong năm.
Bản báo cáo về tình hình sử dụng các hóa đơn theo quý.
Báo cáo về số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
Giấy tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, quý.
Bản báo cáo thuế phát sinh (nếu có).
Vai trò
Ngay từ khi thành lập công ty, kiểm kê thuế là bộ phận sẽ thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài. Tiếp theo, trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, bộ phận kế toán thuế sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như:
Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của DN để theo dõi và hạch toán;
Lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty;
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN), báo cáo thuế cuối năm;
Khi có vấn đề phát sinh, trực tiếp làm việc với cơ quan thuế;
Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra từng cơ sở;
Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty và phân loại theo thuế suất;
Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ;
Theo dõi báo cáo tình hình hoàn thuế của công ty, tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách;
Đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán;
Lập hồ sơ hoàn thuế khi có vấn đề phát sinh;
Lập báo cáo tổng hợp thuế định kỳ hoặc đột xuất;
Kiểm tra hóa đơn đầu vào;
Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế;
Cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên quan đến hoạt đông SXKD của công ty để cơ sở biết thực hiện;
Lập kế hoạch thuế GTGT thu nhập doanh nghiêp, nộp ngân sách;
Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn;
Hằng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
Và các công việc khác có liên quan đến kế toán của doanh nghiệp.
Từ tính chất phức tạp và đa dạng của các công việc trên, có thể thấy trọng trách của bộ phận kế toán thuế trong doanh nghiệp là rất nặng nề. Do vậy, yêu cầu người đảm nhận vị trí này không chỉ có kiến thức chuyên môn mà phải có kinh nghiệm dày dặn cùng sự nhạy bén để xử lý nhanh các tình huống có thể phát sinh đối với doanh nghiệp.
Tìm hiểu chung về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
– Doanh nghiệp Nhà nước:
+ Thời hạn nộp BCTC quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.
+ Thời hạn nộp BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.
– Doanh nghiệp khác:
+ Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.
Các loại báo cáo tài chính
Thông thường, bản phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào một dự án. Khi bạn là một đối tác bạn sẽ muốn biết được những thông tin cơ bản về tình hình tài chính của công ty mà mình hợp tác.
Tất nhiên, qua bản báo cáo tài chính bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất để đánh giá về sự phát triển của doanh nghiệp hiện tại.
Theo chuẩn mực được đưa ra, bản báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm có 4 biểu mẫu sau:
Bảng cân đối kế toán
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Thời gian gần đây, phía cơ quan thuế đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đều cần nộp bổ sung một biểu mẫu có tên là “bảng cân đối số phát sinh”. Tất cả các kế toán viên đều cực kỳ coi trọng bảng báo cáo này. Đây cũng là một yếu tố không thể nào thiếu được trong bản báo cáo tài chính trong ngành nghề kế toán. *
Tất cả những chỉ tiêu nêu ở trên đều đã được chuẩn hóa dựa theo các chuẩn mực cũng như quy định chung. Với mục đích chính là để người đọc có thể hiểu được những nội dung cơ bản và bao quát nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đọc hiểu được văn bản này bạn cần phải có những kiến thức chuyên môn cơ bản nhất.
Ý nghĩa của báo cáo tài chính
Phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản. Và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu để nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua
Nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn. Và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng cũng như xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng. Bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp
Vai trò
báo cáo tài chính thuế là cầu nối để cơ quan thuế nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng được lập nên nhằm đáp ứng một trong những điều kiện khi doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng.
So sánh báo cáo tài chính thuế
Chúng ta hãy cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây để hiểu thêm về sự khác nhau giữa báo cáo thuế và báo cáo tài chính.
STT |
Chỉ tiêu |
Báo cáo thuế |
Báo cáo tài chính |
1 |
Doanh thu |
doanh thu khớp với báo cáo tài chính |
doanh thu nội bộ thực tế |
2 |
Công nợ phải thu khách hàng |
Phản ảnh chuẩn xác công nợ phải thu khách hàng |
Phản ánh nợ phải thu gấp đôi nợ phải trả |
3 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
Trường hợp lỗ sẽ không có chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp |
Có chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp vì bắt buộc lãi |
4 |
Lợi nhuận |
Lợi nhuận của báo cáo thuế thể hiện lỗ, lãi theo theo năm thành lập của doanh nghiệp đó |
Lợi nhuận bắt buộc phải lãi 10% và 15% của doanh thu |
5 |
Báo cáo tài chính |
Bao gồm các mục Cân đối kế toán Kết quả kinh doanh Lưu chuyển tiền tệThuyết minh báo cáo tài chính. |
Các mục được thể hiện:Cân đối kế toánKết quả kinh doanh Lưu chuyển tiền tệ |
6 |
Số lần lập báo cáo tài chính |
01 lần, kỳ hạn là 30/03/N + 1. |
Khi có các chứng từ, nghiệp vụ phát sinh. |
7 |
Công nợ phải trả cho các nhà cung cấp |
Phản ánh công nợ thực tế trên sổ sách |
Phản ánh công nợ phải trả cho các nhà cung cấp |
8 |
Tiền mặt |
Khớp với hóa đơn chứng từ sổ sách doanh nghiệp |
Thể hiện số tiền ít phù hợp phụ thuộc vào từng doanh nghiệp |
9 |
Hàng tồn kho |
Thể hiện số lượng hàng tồn kho thực tế |
Số lượng hàng tồn kho bằng ½ công nợ phải thu |
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về báo cáo tài chính thuế. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về báo cáo tài chính thuế và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.