Bằng trung cấp dược có mở được quầy thuốc không

bằng trung cấp dược có mở được quầy thuốc không

Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội, con người đặc biệt quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.

Do đó, có rất nhiều quầy thuốc được mở ra nhưng từ phía người có nhu cầu muốn mở quầy thuốc không biết cần phải làm những gì, đến cơ quan nào, cần điều kiện gì để mở được quầy thuốc kinh doanh.

Kể cả đối với những cá nhân theo học ngành nghề liên quan đến kinh doanh dược cũng đang rất băn khoăn và có nhiều thắc mắc, đặc biệt là câu hỏi bằng trung cấp dược có mở được quầy thuốc không?

Để giải đáp những băn khoăn đó cho quý khách hàng, hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhà thuốc là gì? Phân biệt Nhà thuốc và quầy thuốc

Nhà thuốc và quầy thuốc đều là những cơ sở bán lẻ thuốc. Mặc dù vậy, thì giữa nhà thuốc và quầy thuốc tồn tại những điểm khác biệt rất rõ rệt, nhưng khác biệt này sẽ được tóm tắt bằng bảng dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Nhà thuốc

Quầy thuốc

Về người phụ trách chuyên môn

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược chỉ cần có 1 trong 3 loại văn bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Trung cấp ngành Dược

Về phạm vi hoạt động

Được bán lẻ thuốc thành phẩm; pha chế thuốc theo đơn

Được bán lẻ thuốc thành phẩm

Về địa bàn hoạt động

Nhà thuốc được phép mở tại bất kỳ địa bàn nào

Chỉ được phép mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Về việc thay đổi thuốc trong đơn

Được quyền thay thế thuốc cùng loại trong đơn nếu được sự đồng ý của người mua

Không được thực hiện việc thay thế thuốc trong đơn thuốc

Nghĩa vụ

Tuân thủ trách nhiệm tại khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016 như: phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh…

Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật Dược 2016 này cụ thể như sau:

·         Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;
Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;

·         Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

 Bằng trung cấp dược có mở quầy thuốc không

Căn cứ theo quy định tại Luật Dược năm 2016: quầy thuốc là một trong số các hình thức của cơ sở bán lẻ thuốc.

Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược để mở được quầy thuốc căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật dược năm 2016.

Để mở được quầy thuốc cần có cá nhân ra chịu trách nhiệm chuyên môn, người này theo quy định cần phải có một trong các văn bằng sau: có thể là bằng dược sỹ hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược và đặc biệt cần có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược được mở hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Thực hành chuyên môn chủ yếu với những nọi dung sau: bán buôn, bán lẻ thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.

Theo đó, từ phân tích trên chúng ta có thể thấy với bằng trung cấp dược có được mở quầy thuốc nhưng cần có thêm 18 tháng thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp.

Ví dụ: Bạn A vừa ra trường có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, bạn A cần điều kiện gì để được mở một quầy thuốc? Bạn A cần có thêm 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp như ở các quầy thuốc khác.

Để bán thuốc tây cần điều kiện bằng cấp gì hay không?

Để mở hiệu thuốc, quầy thuốc tây đầu tiên, người có nhu cầu cần lắm bắt được điều kiện mở là gì? Và có nguyện cọng mở loại hình kinh doanh nào? (nhà thuốc hay quầy thuốc, bởi vì giữa nhà thuốc và quầy thuốc là hai mô hình bán thuốc kinh doanh về dược khác nhau).

Điều kiện đối với người đứng ra đảm nhận và chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại điều 18 Luật Dược năm 2016 như sau:

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc cần phải đáp ứng điều kiện là có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược hay còn được gọi là Bằng dược sỹ và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể cùng là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc, dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Dược lâm sàng là những dịch vụ mà người dược sỹ thực hành tại nhà thuốc.

– Người đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp chuyên môn chính về dược tại quầy thuốc nơi mình muốn mở quầy phải đáp ứng điều kiện có bằng tốt nghiệp chuyên ngành dược từ trung cấp trở lên và điều kiện thứ hai là có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp như tại các quầy thuốc, cơ sở bán buôn lẻ thuốc khác.

Tóm tắt các bước để mở được quầy thuốc hoặc hiệu thuốc tây hợp pháp (chúng tôi muốn phân tích chủ yếu xoay quanh cơ sở bán lẻ thuốc) gồm các bước sau:

Bước 1: Cần thành lập doanh nghiệp hợp pháp theo quy định, để doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này, cần tuân thủ những quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014 về thành lập doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

Lưu ý thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp, chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thành lập của công ty, hiện nay với mô hình mở hiệu thuốc trên, các doanh nghiệp thường lựa chọn loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên), Công ty Cổ phần, hoặc có thể thành lập hộ kinh doanh với ngành nghề bán lẻ thuốc.

Lưu ý thứ hai, chọn tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh phù hợp với nhu cầu và mong muốn từ phía người lập, nhưng lưu ý cần kiểm tra lại tên công ty trên trang: dangkykinhdoanh.gov.vn để tránh tình trạng trùng tên với doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.

Lưu ý thứ ba, chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, với hoạt động bán lẻ thuốc tây có thể tham khảo những mã ngành trong hệ thống ngành nghề kinh doanh số 4 như sau:

+ 4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh (chi tiết: Bán lẻ thuốc chữa bệnh)

Chọn mức vốn điều lệ của doanh nghiệp tương ứng với ngành nghề kinh doanh, với ngành nghề kinh doanh này không đòi hỏi người mở doanh nghiệp cần đáp ứng vốn pháp định.

Soạn điều lệ doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp năm 2014 có đề cập.

Bước 2: để mở hiệu thuốc hay quầy thuốc gọi chung là cơ sở bán lẻ thuốc doanh nghiệp cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

–  Thứ nhất: Doanh nghiệp cần chuẩn bị Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược (doanh nghiệp lấy mẫu đơn này trong mẫu số 19 phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành);

– Thứ hai: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở bán lẻ thuốc, tài liệu này bao gồm nội dung về mô hình hình vẽ cơ sở bán lẻ thuốc, các dụng cụ thiết bị phục vụ bán lẻ như: cách bày trí tủ thuốc, nơi đặt thiết bị bảo quản thuốc… về nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc và một số tài liệu chuyên môn kỹ thuật kèm theo;

– Thứ ba: Doanh nghiệp cần chuẩn bị Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể (do UBND cấp quận/huyện cấp) ;

– Cuối cùng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược của người đứng ra đảm nhận và chịu trách nhiệm chuyên môn về dược tại cơ sở muốn mở.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ trên nộp lên Sở y tế nơi doanh nghiệp muốn đặt cơ sở bán lẻ thuốc. Sở y tế sẽ cử người xuống trực tiếp tại cơ sở để xác minh cơ sở theo quy định của pháp luật và theo hồ sơ đã gửi đầy đủ trước đó. Nếu cơ sở của doanh nghiệp đáp ứng hết điều kiện, Sở y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, nếu không đáp ứng điều kiện Sở y tế gửi công văn yêu cầu khắc phục.

bằng trung cấp dược có mở được quầy thuốc không

bằng trung cấp dược có mở được quầy thuốc không

Luật sư tư vấn thủ tục mở nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ

Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh nhà thuốc bạn cần chuẩn bị theo các bước như sau:

– Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

+ Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

+ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

– Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược theo mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

+ Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;

+ Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về bằng trung cấp dược có mở được quầy thuốc không. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký mở quầy thuốc cho tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775